Giá trị MEN của một số loại thức ăn phổ biế nở Đồng bằng Sông Cửu Long cho gà Sao giai đoạn sinh trưởng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn trong chăn nuôi gà Sao giai đoạn sinh trưởng ở Đồng bằng Sông Cửu Long (Trang 68 - 70)

D = ( 1 [(I x AF)/(IF x A)]) x

3.2.1Giá trị MEN của một số loại thức ăn phổ biế nở Đồng bằng Sông Cửu Long cho gà Sao giai đoạn sinh trưởng

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.2.1Giá trị MEN của một số loại thức ăn phổ biế nở Đồng bằng Sông Cửu Long cho gà Sao giai đoạn sinh trưởng

Long cho gà Sao giai đoạn sinh trưởng

Kết quả phân tích thành phần các chất dinh dưỡng tổng số của các mẫu nguyên liệu thức ăn được trình bày ở bảng 3.2. Kết quả về giá trị năng lượng tổng số (GE) của 5 loại nguyên liệu thức ăn sử dụng trong thí nghiệm này biến động trong khoảng từ 4247 - 5240 kcal/kg DM. Giá trị GE cao nhất ở bã bia (5240 kcal/kg DM) và thấp nhất ở cám trích ly (4247 kcal/kg DM). Trong thí nghiệm này tấm có hàm lượng CP là 9,29%. Kết quả về hàm lượng CP của tấm gạo

trong nghiên cứu này tương đương kết quả của Men và cs. (2005) [89] và Lâm Thanh Bình (2009) [6] (9,29% so với 8,9% và 9,11% theo thứ tự).

Bảng 3.2: Thành phần các chất dinh dưỡng tổng số và năng lượng tổng số của các loại nguyên liệu thức ăn thí nghiệm (% DM)

Thức ăn Thành phần các chất dinh dưỡng tổng số và giá trị năng lượng của thức ăn DM CP EE CF Ash (kcal/kg)GE Bột phụ phẩm cá tra 91,9 65,4 12,7 0,19 21,9 4862 Cám gạo 86,0 14,5 18,1 6,59 10,4 5062 Bã bia 89,9 29,9 7,53 16,3 3,57 5240 Tấm gạo 86,7 9,29 0,82 0,59 0,51 4293 Cám trích ly 88,6 16,2 1,21 8,39 10,6 4247

Hàm lượng CP của cám gạo trong thí nghiện này cao hơn kết quả trong báo cáo của Nguyễn Hữu Lợi (2009) [19] và Đặng Hùng Cường (2011) [9], (14,47% so với 10,7% và 11,0% theo thứ tự). Điều này có thể giải thích là cám gạo trong thí nghiệm của chúng tôi là từ giống lúa Jasmine là loại giống lúa chất lượng tốt nhất hiện nay ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Hàm lượng CP của bột phụ phẩm cá tra trong thí nghiệm là 65,43% kết quả này cao hơn kết quả của Dale (2001) [61] là 60%, của Nguyen Thi Thuy và cs. (2010) [119] là 56,2%. Bã bia sử dụng trong thí nghiệm này có hàm lượng CP là 29,94% cao hơn kết quả của Nguyen Thi Kim Dong (2005) [99] có hàm lượng CP trong bã bia là 23,6%.

Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) của các khẩu phần

Hàm lượng nitơ tích lũy và giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ của các khẩu phần thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.3. Kết quả thu được ở bảng 3.3 cho thấy, nhìn chung, giá trị ME của khẩu phần chứa tấm gạo cao hơn giá trị ME của khẩu phần cơ sở. Đối với các khẩu phần còn lại, giá trị ME đều thấp hơn so với giá trị ME của khẩu phần cơ sở. Hàm lượng nitơ tích lũy của gà

cao nhất ở khẩu phần KPCT (19,1 g/kg DM) và thấp nhất ở khẩu phần KPCAM (11,2 g/Kg DM).

Giá trị MEN của các khẩu phần thí nghiệm KPCS, KPCT, KPCAM, KPBB, KPTAM và KPCAMTL tương ứng là 3214 kcal/kg DM, 3189 kcal/kg

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn trong chăn nuôi gà Sao giai đoạn sinh trưởng ở Đồng bằng Sông Cửu Long (Trang 68 - 70)