Nhu cầu năng lượng và protein
Theo Agwunobi và Ekpenyong (1990) hàm lượng protein thô và mức năng lượng tối ưu trong thức ăn cho gà giai đoạn sinh trưởng là 22% và 12,6 MJ ME/kg [46]. Agwunobi và Ekpenyong (1991) đã tiến hành hai thí nghiệm để xác định hàm lượng protein tối ưu và mức năng lượng cho gà Sao giai đoạn mới nở và giai đoạn kết thúc. Gà trong thí nghiệm 1 được nuôi với bốn khẩu phần cho giai đoạn bắt đầu với các hàm lượng protein thô khác nhau là 28, 26, 24, và 22%; với mức năng lượng tương ứng 13,8; 13,4; 13,0 và 12,6 MJ/kg. Thí nghiệm 2 được tiến hành trên gà giai đoạn nuôi kết thúc với các khẩu phần có hàm lượng protein là 24, 20, 16 và 12%; mức năng lượng tương ứng là 12,6; 12,2; 11,7 và 11,3 MJ/kg. Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng protein tối ưu và mức năng lượng cho giai đoạn mới nở ở vùng nhiệt đới là 22% CP và 12,6 MJ/kg ME; trong khi giai đoạn kết thúc là 16% CP và 11,7 MJ/kg ME [47].
Theo Leeson và Summers (1997) thì nhu cầu năng lượng trao đổi cho gà thịt từ 2900 - 3150 kcal/kg [84]. Theo Rose (1997) nhu cầu năng lượng trao đổi cho gà thịt từ 35 ngày tuổi đến xuất chuồng là 13 - 13,4MJ/kg [111]. Mức năng lượng trao đổi đối với gà Sao nuôi thịt giai đoạn từ 0 - 4 tuần tuổi là 11,3 MJ/kg thức ăn, giai đoạn 5 - 12 tuần tuổi là 12,1 MJ/kg thức ăn [87]. Theo Moreki (2006) mức năng lượng trao đổi đối với gà Sao nuôi thịt giai đoạn từ 0 - 8 tuần tuổi là 12,1 MJ/kg thức ăn, giai đoạn 9 tuần đến xuất chuồng (14 - 16 tuần tuổi) là 12,3 MJ/kg thức ăn [93]. Theo đề nghị của Nahashon và cs. (2005) mức năng lượng trao đổi đối với gà Sao nuôi thịt từ 0 - 5 tuần tuổi là 3000 kcal/kg thức ăn, giai đoạn 5 - 16 tuần tuổi là 3100 kcal/kg thức ăn [94]. Theo khuyến cáo của INRA (1989) mức năng lượng trao đổi đối với gà Sao nuôi thịt từ 0 - 4 tuần tuổi là 2900 kcal/kg thức ăn, giai đoạn 5 - 12 tuần tuổi là 2800 kcal/kg thức ăn [74].
Theo Ikani và Dafwang (2004) giai đoạn đầu nên cho gà ăn với khẩu phần protein cao, khẩu phần chứa 25 - 26% protein thô và mức năng lượng là 3200 kcal/kg trong 6 tuần đầu, từ 6 đến 12 tuần tuổi nên sử dụng khẩu phần có hàm lượng 20% protein thô và mức năng lượng là 3200 kcal/kg, ở độ tuổi từ 12 tuần tuổi đến khi xuất bán nên sử dụng khẩn phần có hàm lượng protein là 18% [73].
Mức protein thô trong khẩu phần đối với gà Sao nuôi thịt giai đoạn 0 - 4 tuần tuổi là 22%, giai đoạn 5 - 8 tuần tuổi là 20%, giai đoạn 9 - 12 tuần tuổi là 16% [87]. Theo Moreki (2006) mức CP trong khẩu phần đối với gà Sao nuôi thịt giai đoạn 0 - 4 tuần tuổi là 24%, giai đoạn 5 - 8 tuần tuổi là 20%, giai đoạn 9 tuần tuổi đến xuất chuồng (14 - 16 tuần tuổi) là 16% [93]. Theo đề nghị của Nahashon và cs. (2005) mức CP đối với gà Sao nuôi thịt từ 0 - 8 tuần tuổi là 24%, giai đoạn 9 - 16 tuần tuổi là 17% [94].
Theo khuyến cáo của INRA (1989) thì nhu cầu về protein thô và acid amin của gà Sao như sau [74]:
Bảng 1.6: Nhu cầu protein và acid amin của gà Sao
CP 20 14 12Lysine 1,20 0,55 0,48 Lysine 1,20 0,55 0,48 Methionine 0,40 0,28 0,22 Methionine + Cystine 0,85 0,60 0,50 Tryptophan 0,25 0,14 0,12 Nguồn: INRA, 1989 [74].
Bảng 1.7: Nhu cầu cho gà Sao giai đoạn gà giò
Tuổi
tuần Protein (%)
Năng lượng (Kcal ME
/kg)
Lượng thức ăn /ngày
(g/con) Lys (g) Met
(g) Met + Cys (g) Ca (đơn vị) P (đơn vị) 0 - 5 25,5 3200 25 - 30 1,38 0,55 1,00 1,00 0,39 5 - 8 20 3100 50 - 60 0,99 0,42 0,88 0,90 0,35 8 - 12 18 3100 70 - 80 0,79 0,33 0,66 0,80 0,33 Nguồn: Tewe, 1983 [117]
Theo Leeson và Summers(1997) yêu cầu về thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần của gà Sao được thể hiện ở bảng 1.8 [84].
Bảng 1.8: Thành phần dinh dưỡng của khẩu phần cho gà Sao qua các giai đoạn
Chỉ tiêu (0 - 4 tuần)Khởi động Giai đoạn sinh trưởng (5 - 8 tuần) (9 tuần - kết thúc) CP (%) 24 - 25 20 15 18 ME (MJ/kg) 12,1 12,1 11,3 12,1 Ca (%) 1,2 1,00 0,80 3,00 P (%) 0,50 0,50 0,40 0,40 Lysine (%) 1,30 1,20 0,82 0,83 Methionine (%) 0,52 0,45 0,34 0,55
Nguồn: Leeson và Summers, 1997 [84]
Trong giai đoạn sinh sản, nếu nhiệt độ trong chuồng là 120C, cần cho gà ăn thức ăn chứa 2700 - 2750 kcal (11,3 - 11,5 MJ) và 17% protein thô [84]. Khi nuôi gà mái sinh sản cần chú ý trước khi đẻ trứng không được cho gà mái ăn quá nhiều. Trước khi đẻ trứng, nếu gà béo quá, thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến năng
suất trứng. Khi gà đẻ trứng đến thời điểm đỉnh cao, cần giảm khẩu phần ăn dần dần, để giảm tỷ lệ gà chết và tăng tỷ lệ phôi trong trứng [84]. Để kiểm tra mức tăng trọng hàng tuần của gà, trong cùng một ngày và cùng một thời điểm, chọn ngẫu nhiên khoảng 100 con gà để cân cá thể và điều chỉnh khẩu phần ăn khi cần thiết. Khẩu phần ăn cần được thiết lập phụ thuộc vào thể trọng, nhiệt độ chuồng nuôi.
Nhu cầu về khoáng
Theo khuyến cáo của INRA (1989) thì nhu cầu về khoáng của gà Sao như sau [74]:
Bảng 1.9:Nhu cầu về khoáng của gà Sao
Chỉ tiêu (%) 0 - 4 tuần 5 - 12 tuần 13 tuần - kết thúc
Ca 0,85 0,80 0,50 P tổng số 0,65 0,60 0,50 P hữu dụng 0,40 0,35 0,25 Na 0,17 0,17 0,17 Clo 0,15 0,15 0,15 Nguồn: INRA, 1989 [74].