Nghiên cứu về dinh dưỡng của gà Sao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn trong chăn nuôi gà Sao giai đoạn sinh trưởng ở Đồng bằng Sông Cửu Long (Trang 33 - 36)

Năng lượng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn. Đối với gia cầm, phân và nước tiểu thải ra đồng thời, vì thế trong thực tiễn sản xuất giá trị năng lượng của thức ăn thường được biểu thị dưới dạng năng lượng trao đổi [14]. Mục đích chính trong việc sử dụng thức ăn là để sản xuất năng lượng cung cấp cho các hoạt động cơ thể. Trước hết năng lượng thức ăn được đáp ứng cho nhu cầu duy trì cơ thể, khi thức ăn cung cấp năng lượng vượt quá nhu cầu duy trì thì được cơ thể sử dụng cho các nhiệm vụ sản xuất [16]. Phần năng lượng cung cấp dư thừa so với nhu cầu sẽ được chuyển đổi thành mỡ và được dự trữ trong cơ thể gia cầm [109]. Gia cầm nhận thức ăn với số lượng phù hợp với nhu cầu của chúng. Sự tiếp nhận thức ăn ở gia cầm có liên quan nghịch với hàm lượng năng lượng trong khẩu phần thức ăn. Gia cầm ăn thức ăn nhiều khi thức ăn chứa năng lượng thấp và ngược lại [20].

Năng lượng của thức ăn được cơ thể hấp thu và sử dụng được gọi là năng lượng trao đổi. Nhu cầu năng lượng của gia cầm thay đổi theo nhiệt độ môi trường, giống, loài, giới tính và khả năng sản xuất của gia cầm [14]. Theo Phùng Đức Tiến và cs. (2006) mức năng lượng trao đổi đối với gà Sao nuôi thịt từ 0 - 4 tuần tuổi là 3000 kcal/kg thức ăn, giai đoạn 5 - 9 tuần tuổi là 3100 kcal/kg thức ăn, giai đoạn 9 tuần đến giết thịt là 3200 kcal/kg thức ăn [29].

Thông thường, protein không phải là nguồn cung cấp năng lượng trong khẩu phần nhưng nó đóng góp đáng kể vào nhu cầu năng lượng của gia cầm. Khi lượng lipid và carbohydrate cung cấp không đủ, protein sẽ được sử dụng

như nguồn cung cấp năng lượng chính cho gia cầm [77]. Sự quan hệ chặt chẽ giữa năng lượng trao đổi với protein theo một hằng số nhất định trong khẩu phần thức ăn cho từng giai đoạn phát triển và sản xuất của gia cầm. Hằng số đó được tính bằng hằng số kcal ME/CP trong thức ăn. Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (2001) gợi ý hằng số ME/CP trong thức ăn cho các lứa tuổi gà như 0 - 3 tuần tuổi (gà thịt) là 127 - 130; 4 - 6 tuần tuổi là 145 - 150; 7 tuần tuổi đến kết thúc: 160 – 165 [20]. Theo Phùng Đức Tiến và cs. (2008) kết quả nghiên cứu cho thấy khi gà Sao ở các lứa tuổi khác nhau được nuôi với các khẩu phần ăn khác nhau. Gà Sao sinh sản giai đoạn 0 - 6 tuần tuổi được sử dụng mức protein 18 - 22%, năng lượng 2750 - 2950 kcal/kg thức ăn; giai đoạn dò, hậu bị (7 - 27 tuần tuổi) protein 15 - 17%, năng lượng 2700 - 2765 kcal/kg thức ăn; giai đoạn sinh sản protein 17,5%, năng lượng 2750 kcal/kg thức ăn [30]. Gà Sao nuôi thịt giai đoạn 0 - 4 tuần protein 22%, năng lượng 3000 kcal/kg thức ăn; giai đoạn 5 - 8 tuần protein 20%, năng lượng 2700 - 2765 kcal/kg thức ăn, giai đoạn 9 tuần đến giết thịt protein 18%, năng lượng 3200 kcal/kg thức ăn. Sau khi kết thúc 12 tuần tuổi nuôi thịt dòng nhỏ có khối lượng trung bình là 1415 g, dòng trung là 1420 g và dòng lớn là 1891 g. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể dòng nhỏ là 2,53 kg, dòng trung là 2,52 kg và dòng lớn là 2,34 kg. Tỷ lệ nuôi sống đạt từ 96,6 - 98,3%. Tỷ lệ protein ở thịt đùi 21,2%, ở thịt ngực 24,3%. Mỡ thô 0,43 - 1,02%. Tỷ lệ thịt đùi và thịt ngực dao động từ 50,5 - 52,9%. Hàm lượng các amino acid không thay thế cao [30]. Theo Phùng Đức Tiến và cs. (2006) chỉ tiêu dinh dưỡng đối với khẩu phần nuôi gà Sao thịt được trình bày ở bảng 1.10 [29].

Bảng 1.10: Chỉ tiêu dinh dưỡng nuôi gà Sao nuôi thịt

Chỉ tiêu 0 - 4 tuần 5 - 8 tuần 9 tuần - kết thúc

ME (kcal/kg) 3000 3000 3200

CP (%) 22 20 18

Ca (%) 1,20 1,00 0,90

P (%) 0,70 - 0,75 0,65 - 0,70 0,60 - 0,65

Methionine (%) 0,45 - 0,50 0,40 - 0,45 0,40 - 0,43

Theo Phùng Đức Tiến và cs. (2006) khả năng ăn vào và khối lượng cơ thể của ba dòng gà Sao nhập từ Hungary qua các tuần tuổi được trình bày ở bảng 1.11 [29].

Bảng 1.11: Khả năng ăn vào và khối lượng cơ thể

Tuần

tuổi TTTĂDòng nhỏ Dòng trung Dòng lớn

g/con/ngày KLCT (g) TTTĂ g/con/ngày KLCT (g) TTTĂ g/con/ngày KLCT (g) 1 8,81 73,2 8,85 74,2 9,81 90,3 2 19,3 135 19,4 140 24,4 175 3 23,2 221 23,3 231 33,6 276 4 28,2 326 28,2 336 39,7 392 5 32,4 442 32,5 456 43,3 523 6 42,9 565 42,9 581 53,3 669 7 45,7 696 45,8 720 58,7 846 8 48,8 843 48,9 865 65,1 1050 9 55,4 995 55,5 1025 68,7 1286 10 62,7 1155 62,7 1192 74,3 1505 11 68,5 1313 68,5 1328 78,3 1701 12 75,6 1415 75,6 1420 82,6 1891

TTTA: tiêu tốn thức ăn; KLCT: Khối lượng cơ thể.

Theo Phùng Đức Tiến và cs. (2006) mức CP đối với gà Sao nuôi thịt từ 0 - 4 tuần tuổi là 22%, giai đoạn 5 - 9 tuần tuổi là 20%, giai đoạn 9 tuần đến giết thịt là 18% [29].

Nhìn chung những nghiên cứu về năng suất và hiệu quả kinh tế của gà Sao nuôi ở Việt Nam chưa nhiều. Tiềm năng kinh tế của giống gà này chưa được đánh giá đúng mức và nhân rộng. Nhằm mục đích giữ vững và từng bước nâng cao năng suất của nguồn gia cầm mới này, đồng thời đảm bảo việc cung cấp cho sản xuất con giống có chất lượng ổn định, cần có những nghiên cứu sâu hơn về khả năng thích nghi với điều kiện môi trường, khả năng đề kháng bệnh,

nhu cầu dinh dưỡng, thức ăn phù hợp với gà Sao nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi và nhân rộng mô hình nuôi gà Sao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn trong chăn nuôi gà Sao giai đoạn sinh trưởng ở Đồng bằng Sông Cửu Long (Trang 33 - 36)