Hậu quả của rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIÊN VIỆT NAM (Trang 26 - 28)

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG

1.1.3. Hậu quả của rủi ro tín dụng

Rủi ro trong hoạt động tín dụng có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của ngân hàng cũng như nó tác động rất mạnh mẽ tới các hoạt động của nền kinh tế. Đó là các tác động rất xấu, thể hiện ở các khía cạnh sau:

1.1.3.1. Đối với ngân hàng

- Rủi ro làm suy giảm uy tín của ngân hàng: Trong xu thế mở cửa và cạnh tranh

gay gắt hiện nay, hầu như tất cả các ngân hàng thương mại Việt Nam đều cố gắng mở các điểm giao dịch tại các vùng, địa bàn trên toàn lãnh thổ Việt Nam, và đưa ra những chương trình sản phẩm dịch vụ, phục vụ tốt nhất cho khách hàng của mình. Hoạt động ngân hàng bao giờ cũng đặt chữ tín lên hàng đầu, hạn chế tối đa tất cả các thông tin xấu hay không hay trên các phương tiện truyền thông đại chúng ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Nếu một ngân hàng thương mại có tỷ lệ nợ xấu trên tổng nợ lớn, có những thơng tin về việc ngân hàng khơng thu hồi được nợ hoặc ngân hàng đó bị Ngân Hàng Nhà Nước đưa vào diện kiểm sốt đặc biệt thì uy tín của ngân hàng đó bị giảm sút một cách nghiêm trọng. Một khi ngân hàng hoạt động khơng có hiệu quả, tình hình đó sẽ được báo chí nêu làm cho dân chúng thiếu lịng tin và như vậy khó lịng có thể huy động được nguồn vốn dồi dào. Các ngân hàng vì thế mà lánh xa, khơng cấp các hạn mức tín dụng, khơng mở quan hệ đại lý... vì họ khơng biết đồng vốn họ bỏ vào ngân hàng có đảm bảo an tồn và sinh lời hay không..

- Rủi ro làm cho khả năng thanh toán của ngân hàng giảm sút: Các khoản tín

dụng có rủi ro khiến cho việc hồn trả gặp khó khăn, trong lúc đó các khoản tiền gửi, tiền tiết kiệm của của dân cư vẫn phải thanh tốn đúng kỳ hạn, trong lúc khơng huy động được nguồn vốn dồi dào do mất uy tín, cũng vì thế người rút tiền thấy tình trạng của ngân hàng như thế lại rút tiền càng tăng lên, kết quả là ngân hàng gặp khó khăn trong khâu thanh tốn.

- Rủi ro đưa đến kết quả là lợi nhuận suy giảm: Do rủi ro đưa đến nhiều mất

mát thiệt hại về tài chính, thêm vào đó là q trình mở rộng hoạt động gặp khó khăn bế tắc, thu nhập kết quả là giảm sút lợi nhuận. Ngoài ra, theo quy định của Ngân Hàng Nhà Nước, tất cả các khoản nợ xấu ngân hàng đều phải trích dự phịng, tỷ lệ trích dự phịng tùy theo mức độ nợ xấu và tài sản đảm. Điều này có nghĩa là, đối với các khoản nợ xấu hơn và có tài sản đảm bảo có độ rủi ro cao hơn sẽ bị trích dự phịng cao hơn các khoản nợ ít xấu hơn và có tài sản đảm bảo ít rủi ro hơn. Việc số tiền dự phịng trích càng lớn thì chi phí vốn của ngân hàng càng lớn và lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm theo.

- Rủi ro có thể dẫn tới phá sản: Nếu những tác động của rủi ro trên 3 phương diện nêu trên không được ngăn chặn và cứ phát triển đến một mức độ nào đó sẽ làm suy giảm khả năng thanh khoản và lợi nhuận của ngân hàng, nếu rủi ro tín dụng tiếp tục kéo dài và ăn mịn vào vốn riêng của ngân hàng sẽ đẩy ngân hàng đến chỗ phá sản.

1.1.3.2. Đối với nền nền kinh tế xã hội:

NHTM là một tổ chức trung gian tài chính chuyên huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay lại. Do đó, thực chất quyền sở hữu những khoản vay là quyền sở hữu của những người đã gửi tiền vào ngân hàng. Vì vậy khi xảy ra RRTD thì khơng những ngân hàng bị thiệt hại mà quyền lợi của những người gửi tiền cũng bị ảnh hưởng.

Hoạt động kinh doanh ngân hàng mang tính hệ thống, có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều chủ thể trong toàn bộ nền kinh tế, do đó rủi ro tín dụng có thể gây ra hậu quả đối với hệ thống tài chính quốc gia.

Ngồi ra, nếu RRTD xảy ra dẫn đến tình trạng xấu nhất là làm ngân hàng phá sản thì sẽ ảnh huởng đến tình hình SXKD của các doanh nghiệp, khơng đáp ứng đuợc các chi phí trả luơng khiến đời sống cơng nhân gặp khó khăn, từ đó làm cho nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp leo thang, gây mất ổn định nền kinh tế xã hội.

Tóm lại, RRTD của một NHTM xảy ra ở mức độ khác nhau, nhẹ nhất thì ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi đuợc lãi cho vay, nặng nhất khi ngân hàng không thu đuợc vốn lãi, nợ chồng chất làm cho ngân hàng bị lỗ và mất vốn. Tình trạng này kéo dài sẽ làm cho ngân hàng bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Vì vậy địi hỏi các nhà quản trị ngân hàng có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu và hạn chế rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIÊN VIỆT NAM (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w