Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIÊN VIỆT NAM (Trang 62 - 63)

Năm 2019 là năm đánh dấu mốc 62 năm xây dựng và trưởng thành, cùng sự lớn mạnh của ngành ngân hàng Việt Nam, kế thừa và tiếp nối những thành tựu đạt được trong giai đoạn vừa qua, BIDV triển khai hoạt động kinh doanh năm 2019 với phương châm “Kỷ cương - Trách nhiệm - Hiệu quả”, bằng sự nỗ lực bền bỉ không ngừng của các cấp, các đơn vị trong toàn hệ thống, đến nay BIDV đã hoàn thành cơ bản, toàn diện các chỉ tiêu KHKD, có những bước tiến vượt bậc so với thời điểm năm 2015, uy tín thương hiệu được khẳng định.

Cùng với đó, quá trình tái cơ cấu BIDV tiếp tục được triển khai quyết liệt, đi vào chiều sâu, chuyển dịch cơ cấu tài sản có và tài sản nợ theo hướng bền vững, an toàn, nâng cao chất lượng tài sản, lành mạnh hóa tình hình tài chính; đến nay, trong hệ thống BIDV đã có sự chuyển biến ấn tượng về nhận thức “tái cơ cấu”, sự thay đổi mạnh mẽ cả về “chất lẫn lượng”, cũng như phương thức hoạt động.

Tín dụng tăng trưởng theo đúng định hướng của NHNN, hỗ trợ phát triển kinh tế đất nước và phù hợp với sức hấp thụ vốn của nền kinh tế: Tổng dư nợ tín dụng và đầu tư đạt 1.134.430 tỷ đồng, tăng trưởng 243% so với năm 2015, tương đương mức tăng trưởng của toàn ngành; trong đó, dư nợ tín dụng đạt 988.287 tỷ, tăng trưởng 17% so với năm 2019; thị phần đạt 13,1% so với toàn ngành ngân hàng. Dòng vốn tín dụng tăng trưởng tập trung vào tín dụng ngắn hạn, cho vay cá nhân, tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các ngành/lĩnh vực ưu tiên: dư nợ SME, dư nợ nông nghiệp nông thôn, công nghiệp hỗ trợ, xuất khẩu riêng lĩnh vực cho vay ứng dụng công nghệ cao.

Về xử ý nợ xấu: BIDV xác định việc xử lý nợ xấu có hiệu quả gắn với cơ cấu lại các TCTD là quan điểm xuyên suốt của Đảng, Quốc hội, Chính Phủ, là một yêu cầu bức bách của nền kinh tế, của hệ thống các tổ chức tín dụng và với BIDV nói riêng; theo đó BIDV đã thực hiện đồng bộ các biện pháp xử lý, kiểm soát chất lượng tín

điểm năm 2019:

Đẩy mạnh thu hồi nợ xấu nội Bảng với 4.750 tỷ; bán nợ DATC và các biện pháp khác 4.387 tỷ đồng.

Chủ động sử dụng quỹ DPRR để xử lý rủi ro chuyển hạch toán ngoại Bảng với tổng du nợ là 9.687 tỷ đồng.

+ Đẩy mạnh thu hồi nợ ngoại Bảng 2, nợ đã bán cho VAMC và đạt kết quả tích cực: Thu nợ ngoại Bảng gốc và lãi đạt 3.521 tỷ đồng.

+ Thu nợ VAMC đạt 1.104 tỷ đồng, nâng tổng giá trị thu hồi nợ VAMC từ năm 2015 đến năm 2019 đạt trên 3.147 tỷ đồng, tỷ lệ thu hồi nợ VAMC đạt 14%.

+ Kiên quyết chuyển nhóm nợ đối với các khách hàng khó khăn, các khách hàng kéo nhóm theo CIC và đã làm giảm thu ròng từ lãi, tăng trích lập DPRR với tổng nguồn lực để xử lý chiếm gần 15% tổng thu nhập ròng.

Để ngân hàng có đuợc những kết quả kinh doanh trên, mà đặc biệt là những kết quả đạt đuợc trong công tác quản trị rủi ro, là nhờ vào việc BIDV ban hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và các chỉ đạo triển khai khác, đã phản ánh khá chính xác chất luợng tín dụng của BIDV

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIÊN VIỆT NAM (Trang 62 - 63)