Đối với Ngân Hàng Nhà Nước, Chính Phủ

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIÊN VIỆT NAM (Trang 82 - 84)

3.3. Một số ý kiến đề xuất với các Cơ quan nhà nước

3.3.1. Đối với Ngân Hàng Nhà Nước, Chính Phủ

Tiếp tục duy trì mơi trường kinh tế, xã hội ổn định:

Kinh tế thế giới năm 2017 - 2018 tăng khá 3,6% với tốc độ nhanh nhất kể từ đợt phục hồi ngắn hạn năm 2010, thương mại toàn cầu đang hồi phục. Những tín hiệu tích cực dự báo sẽ tiếp tục duy trì trong năm 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới dự báo đạt 3,7%.

Gam màu sáng trong bức tranh kinh tế xã hội Việt Nam 2019 với sự nỗ lực kiến tạo của Chính Phủ: đạt và vượt tồn bộ 13 chỉ tiêu kinh tế xã hội Quốc hội đề ra.

Chính sách tiền tệ đảm bảo cân bằng giữa ổn định và các mục tiêu tăng trưởng: CPI bình quân 3,53%; lãi suất cho vay giảm nhẹ; tăng trưởng tổng phương tiện thanh tốn 16%, tăng trưởng tín dụng gắn với chất lượng, đạt 18,17%; huy động vốn đạt 16 - 17%, thanh khoản của hệ thống ngân hàng được đảm bảo. Ngành ngân hàng thực hiện

vào tháng 6/2017, tỷ lệ nợ xấu giảm so với năm trước.

Tái cơ cấu nền kinh tế nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và năng suất của nền kinh tế vẫn là một ưu tiên trung tâm: cải cách hành chính và mơi trường kinh doanh tăng 14 bậc (68/190 quốc gia) và là một trong 2 quốc gia cải cách nhiều nhất trong 15 năm qua theo đánh giá của WB; năng lực cạnh tranh toàn cầu tăng 5 bậc so với năm 2016 (xếp hạng 55/137 quốc gia). Thâm hụt ngân sách đã thu hẹp đáng kể xuống dưới 3,5% GDP, nợ công đảm bảo tuân thủ giới hạn (61,3% GDP).

Chính vì vậy tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng ổn định tăng cường hội nhập Quốc tế là điều kiện cần thiết để giúp các định chế tài chính trong nước phát triển.

Xây dựng đồng bộ khn khổ pháp lý, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế, chuẩn mực quốc tế về an toàn trong kinh doanh tiền tệ ngân hàng

Cải cách văn bản pháp luật trong hoạt động tín dụng nhằm tránh chồng chéo và tạo thuận lợi cho ngân hàng khi xem xét các khoản tín dụng. Trong q trình cải cách hệ thống văn bản pháp luật, NHNN cần tập hợp tham khảo ý kiến của các NHTM.

Phối hợp với các Bộ, ngành hoàn thiện hệ thống kế toán theo chuẩn mực kế tốn Quốc tế. Xây dựng giải pháp hồn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng và tiến tới theo các chuẩn mực Quốc tế.

Tiếp tục ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động ngân hàng của ủy ban Basel, cũng như việc tuân thủ những quy tắc thận trọng trong cơng tác thanh tra.

Đưa ra các biện pháp hồn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo hướng:

+ Nâng cao chất lượng phân tích tính hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động của các NHTM, bao gồm việc phân tích báo cáo tài chính và xác định các điểm nhạy cảm.

+ Xây dựng cách tiếp cận tới công việc đánh giá chất lượng điều hành rủi ro trong nội bộ các NHTM.

+ Trong việc ban hành và thực hiện các cơ chế chính sách pháp luật chủ động đi trước sự phát triển của nền kinh tế xã hội, cần phải thu thập ý kiến các thành phần có tác động để đảm bảo việc thực thi được chính xác, hiệu quả, cơng bằng và phù hợp với điều kiện thực tế. Thúc đẩy sự phát triển của các thị trường tài chính, trước hết là thị trường liên ngân hàng, thị trường tiền tệ, thị trường các sản phẩm phái sinh, thị trường mua bán nợ... thêm nhiều cơ hội đầu tư nhằm phân tán, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

+ Hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật như hệ thống thơng tin, kiểm tốn, kế tốn theo chuẩn mực quốc tế.tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng phát triển an toàn, bền vững, hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIÊN VIỆT NAM (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w