Trong tuơng quan so sánh với các ngân hàng khác, xét về quy mô từ năm 2015 đến năm 2019, BIDV là ngân hàng có thế mạnh về quy mô với thị phần cho vay cao nhất hệ thống, dẫn đầu thị truờng về hoạt động bán lẻ, dịch vụ; tuy nhiên BIDV còn một số những hạn chế nhất định nhu sau:
2.4.2.I. Chiến lược hạn chế rủi ro tín dụng chưa toàn diện
Chiến luợc rủi ro tín dụng của BIDV hiện bắt đầu đuợc hình thành tuy nhiên còn nằm rải rác tại nhiều văn bản của ngân hàng, chua thể hiện mức độ tập trung và khái quát.
Chua phản ánh ngân hàng và mức sinh lời mà ngân hàng kỳ vọng khi chấp nhận các RRTD;
hàng và với môi trường kinh doanh tổng thể;
Chưa tạo ra phương thức quản trị rủi ro để đo lường, định lượng rủi ro, điều chỉnh cơ cấu và chất lượng danh mục đầu tư tín dụng theo các mục tiêu đã đề ra theo thông lệ quốc tế.
2.4.2.2 Quy trình cấp tín dụng còn nhiều rủi ro
Quy trình thẩm định, phê duyệt tín dụng tại BIDV có sự tham gia của nhiều bộ phận, cá nhân. Tuy nhiên việc trao đổi thông tin và luân chuyển hồ sơ, giấy tờ giữa các bộ phận, cá nhân chưa được tự động hóa bởi các ứng dụng CNTT. Do đó, quá trình trao đổi thông tin, hồ sơ, giấy tờ còn tốn nhiều thời gian và khó đảm bảo độ chính xác cao, dẫn đến tiêu tốn nhiều nguồn lực của BIDV và ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
Công việc thu thập, lưu trữ, quản lý hồ sơ tín dụng của khách hàng đang được thực hiện thủ công. Do đó, việc rà soát để đảm bảo sự đầy đủ của hồ sơ tín dụng cũng như việc đối chiếu, kiểm tra tính đúng đắn của dữ liệu chưa được thực hiện hiệu quả.
Bộ phận quan hệ khách hàng thường phải chịu áp lực về phát triển, mở rộng khách hàng nên họ có thể phân tích khách hàng theo hướng tốt hơn so với thực tế để được phê duyệt cho vay, đảm bảo chỉ tiêu về dư nợ.
Việc kiểm tra sử dụng vốn dụng vốn vay của cán bộ hỗ trợ quan hệ khách hàng còn mang tính hình thức, chiếu lệ, chưa thường xuyên, việc kiểm tra sau khi cho vay chưa được coi trọng như là một tất yếu của quy trình cho vay, từ đó dẫn đến một số khách hàng còn sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng.
2.4.2.3 Chưa hoàn thiện hệ thống theo dõi cảnh báo sớm rủi ro tín dụng
BIDV chưa có hệ thống cung cấp chức năng quản lý kế hoạch giải ngân thu nợ nhằm theo dõi quá trình cho vay đối với khách hàng.
2.3.2.4 Chất lượng thẩm định tín dụng, chất lượng nguồn nhân lực
Trình độ năng lực quản lý khách hàng của cán bộ thẩm định còn hạn chế, việc thẩm định chủ yếu dựa theo phương án kinh doanh cho khách hàng cung cấp. Bên cạnh đó, chất lượng cán bộ thẩm định còn hạn chế do ít kinh nghiệm, đội ngũ cán bộ của các chi nhánh chưa đồng đều, thiếu các cán bộ am hiểu và có kinh nghiệm ứng dụng các kỹ thuật, mô hình quản lý rủi ro vào hoạt động hạn chế rủi ro tí dụng ngân hàng. Vì vậy rủi ro xảy ra là khá cao.
Trong giai đoạn thị trường bất động sản lên cơn sốt, việc quản lý dòng tiền của khách hàng vay không sát sao của cán bộ tín dụng đã tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng tiền vay của ngân hàng đem vào đầu tư bất động sản, đến khi bong bóng bất động sản nổ ra, giá trị sụt giảm mạnh khiến khách hàng không còn đủ nguồn thu để trả nợ cho Ngân hàng.
Áp lực tăng trưởng dư nợ đã khiến một số thời điểm Ngân hàng chấp nhận hạ thấp tiêu chuẩn cho vay để cạnh tranh với các Ngân hàng khác, điều đó khiến một số khách hàng lợi dụng để sử dụng vốn sai mục đích, dòng tiền không đi vào sản xuất kinh doanh. Việc kiểm tra định kỳ đối với khách hàng còn mang tính hình thức, không phát hiện được các sai phạm của khách hàng, không kịp thời phát hiện được thời điểm khách hàng bắt đầu có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ để có biện pháp ứng xử phù hợp.
Công tác tự kiểm tra kiểm soát mới dừng ở khâu phát hiện, vấn đề chỉnh sửa sau kiểm tra kiểm soát chưa kịp thời, đôi khi còn chậm.
Khả năng nghiên cứu, đánh giá khách hàng, dự báo tình hình tín dụng và việc cập nhật thông tin phục vụ cho công tác thẩm định còn nhiều hạn chế, bị động, chủ yếu lấy thông tin từ phía khách hàng, thông tin từ CIC và cảm nhận chủ quan về thông tin thu thập được của cán bộ tín dụng.
làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng