Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIÊN VIỆT NAM (Trang 45 - 46)

Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Từ 1981 đến 1989: mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam. Từ 1990 đến 27/04/2012: mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Từ 27/04/2012 đến nay: mang tên Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Sau 63 năm thành lập, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã góp phần vào việc khôi phục, phục hồi kinh tế sau chiến tranh, thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1957 - 1965); Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH, chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc, chi viện cho miền Nam, đấu tranh thống nhất đất nước (1965- 1975); Xây dựng và phát triển kinh tế đất nước (1975-1989) và Thực hiện công cuộc đổi mới hoạt động ngân hàng phục vụ cơng nghiệp hố hiện đại hoá đất nước (1990 - nay).

BIDV thực hiện cổ phần hóa thành cơng theo đúng chỉ đạo của Chính Phủ, bảo đảm hài hịa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động. Từ 27/04/2012, BIDV chính thức chuyển đổi thành ngân hàng thương mại cổ phần. Tháng 1-2014, cổ phiếu BIDV niêm yết thành công trên sàn chứng khoán đánh dấu mốc chính thức thành ngân hàng đại chúng.

Đổi mới, hoàn thiện thể chế phù hợp với mơ hình cơng ty cổ phần theo đúng quy định của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu thực tiễn hoạt động của BIDV, đồng thời hướng tới thông lệ quốc tế. Tháng 5-2012, BIDV chính thức hoạt động theo mơ hình cơng ty cổ phần, để phù hợp theo quy định của Luật doanh nghiệp và Luật các tổ chức tín dụng.

hình sở giao dịch, quỹ tiết kiệm và điểm giao dịch với lộ trình 2 năm 2013 -2015, BIDV một mặt nghiêm chỉnh chấp hành tái cơ cấu mạng lưới, mặt khác tăng cường mở rộng phạm vi hoạt động thông qua thành lập các điểm giao dịch mới trên cơ sở đáp ứng đầy đủ theo quy định của NHNN.

Đến cuối năm 2014, BIDV có 127 CN, 584 PGD, đứng thứ ba trong hệ thống ngân hàng về số điểm mạng lưới truyền thống, ngoài ra cũng phát triển mạnh các kênh phân phối hiện đại như ATM, POS. Đến ngày 25/5/2915, thực hiện Đề án tái cơ cấu hoạt động Ngân hàng thương mại, BIDV đã nhận sáp nhập toàn bộ hệ thống Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (MHB) và có một bước phát triển mạnh mẽ về mạng lưới hoạt động với 180 chi nhánh, 798 phòng giao dịch, 1.822 máy ATM, 15.962 điểm giao dịch POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc.

Đến cuối 2015, BIDV đã thành lập hiện diện thương mại tại 06 quốc gia - vũng lãnh thổ: Lào, Campuchia, Myanmar, Cộng hịa Séc, Cộng hồ LB Nga và Đài Loan

Đến thời điểm cuối năm 2019, mạng lưới hoạt động của BIDV không ngừng được mở rộng với 190 chi nhánh trong nước, 01 chi nhánh tại nước ngồi (Myanmar) và 815 phịng giao dịch đảm bảo phục vụ ngày càng tốthơn nhu cầu của khách hàng. Nền khách hàng cá nhân phát triển mạnh mẽ theo định hướng, chiến lược bán lẻ của BIDV, tăng trưởng 10% so với 2015, đạt trên 8,7 triệu khách hàng, tương ứng khoảng 9,5% dân số Việt Nam.

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIÊN VIỆT NAM (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w