1.3. Kinh nghiệm hạn chế rủi ro tín dụng tại một số Ngân hàng TMCP tại Việt
1.3.1. Kinh nghiệm hạn chế rủi ro tín dụng tại một số Ngân hàng TMCP tạ
Nam và bài học rút ra để hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
1.3.1. Kinh nghiệm hạn chế rủi ro tín dụng tại một số Ngân hàng TMCP tại ViệtNam Nam
1.3.1.1. Kinh nghiệm ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank)
VietinBank đã chuyển đổi mơ hình tổ chức bộ máy tín dụng trong toàn hệ thống với các chức năng độc lập, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp cao, vừa tăng cường khả năng giám sát giữa các chức năng, theo đó chức năng nghiên cứu tham mưu ban hành chính sách tín dụng được tách biệt với chức năng quản lý khách hàng, thẩm định và đề xuất tín dụng (Phịng khách hàng); thẩm định rủi ro và quản lý danh mục tín dụng (phịng Quản lý rủi ro); theo dõi, quản lý các khoản nợ bị suy giảm khả năng trả nợ (Phịng quản lý nợ có vấn đề); kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập (Ban kiểm tra, kiểm sốt nội bộ). Nhờ đó, q trình đổi mới chính đã mang lại những kết quả quan trọng.
Bên cạnh đó, Vietinbank cịn thực hiện chính sách tăng trưởng tín dụng linh hoạt trong từng thời kỳ, giải quyết có hiệu quả tình trạng thừa vốn, tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng; ứng xử tín dụng hợp lý với các đối tượng cấp tín dụng cụ thể, tuân thủ danh mục tín dụng đã được thiết lập, có ưu tiên cho các khu vực kinh tế phát triển, khách hàng có năng lực tài chính mạnh, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, ít chịu rủi ro; Nâng cao tiêu chuẩn lựa chọn khách hàng, phương án, dự án kinh doanh, tăng cường biện pháp quản lý tín dụng đối với khách hàng, trích lập dự phịng rủi ro đầy đủ và tích cực xử lý nợ xấu.
Với việc quản trị và hạn chế rủi ro tín dụng, quy mơ tín dụng của VietinBank ngày càng mở rộng với mức tăng bình quân hàng năm 31% đến nay tăng gần 170 lần so với lúc mới thành lập), đáp ứng được các nhu cầu vốn hợp lý của nền kinh tế, góp phần quan trọng vào cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Cơ cấu tín dụng theo địa bàn, đối tượng khách hàng, mục đích sử dụng vốn, ngành hàng, kỳ hạn
cấp tín dụng, hình thức bảo đảm tiền vay... Được điều chỉnh
theo hướng tích cực.
Chất lượng tín dụng được nâng cao và trở thành một trong những
Ngân hàng có tỷ lệ
nợ xấu thấp nhất. Vietinbank chú trọng quản lý điều hành tập
trung bằng cơ chế, chính
sách, quy trình tín dụng, thực hiện phân quyền cho các cá nhân,
đơn vị trong q trình
thực hiện.
Hoạt động tín dụng được diễn ra thống nhất trong tồn hệ thống, đảm bảo các giới hạn chấp nhận rủi ro thông qua các tiêu chuẩn cấp tín dụng, cũng như các biện pháp quản lý tín dụng, đảm bảo rằng dù khách hàng quan hệ tín dụng ở bất cứ chi nhánh nào, cũng được hưởng lợi các sản phẩm tín dụng như nhau. Đồng thời, các cá nhân, đơn vị được quyền chủ động thực hiện thông qua việc phân cấp, uỷ quyền của Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc và các cấp có thẩm quyền trên cơ sở phù hợp với môi trường, chất lượng hoạt động, xếp hạng tín dụng của từng đơn vị và năng lực, trình độ, kinh nghiệm quản lý của người được uỷ quyền.
1.3.1.2. Kinh nghiệm ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VietcomBank)
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam và có hoạt động tín dụng phát triển vượt bậc nhờ những lợi thế thương hiệu và chính sách tín dụng. Trong cơng tác quản lý tín dụng, để hạn chế những rủi ro tín dụng, ngân hàng Vietcombank đã hoạch định chiến lược tín dụng thơng qua việc xác định các mục tiêu tổng quát về dư nợ, cơ cấu khách hàng/lĩnh vực đầu tư, tỷ lệ nợ quá hạn trong một khoảng thời gian nhất định, khoảng thời gian từ 3- 10 năm.
Bên cạnh đó, ngân hàng Vietcombank đã xây dựng quy trình tín dụng khép kín. Đầu mỗi năm tài chính, hội sở và các chi nhánh thuộc hệ thống Vietcombank đánh giá tồn diện tình hình của khách hàng đang có quan hệ tín dụng. Đánh giá vê tình hình kinh doanh, tình hình tài chính, quan hệ với các tổ chức tín dụng, về tài sản đảm bảo, định hướng kinh doanh trong thời gian tới. Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của ngân hàng. Chính vì vậy, các yếu tố này ln được Vietcombank đánh giá trên các khía cạnh, chỉ tiêu đo lường khác nhau để trực tiếp xem xét, phân
tích tư vấn các dự án và phương án khách hàng đưa ra, điều
đó sẽ hạn chế đầu tư các
dự án thiếu tính khả thi và mạo hiểm.
Ngoài ra, để hạn chế rủi ro tín dụng, Vietcombank đã xây dựng và từng bước hồn thiện hệ thống quản lý tín dụng bằng cách xây dựng các cơ chế thu hồi nợ, xây dựng phòng thu hồi nợ, xây dựng hệ thống kiểm sốt tín dụng nội bộ áp dụng cho toàn hệ thống. Việc đánh giá rủi ro của khoản vay được thực hiện đối với tất cả khách hàng để Vietcombank có điều kiện theo dõi và đánh giá cấp độ rủi ro của từng trường hợp và từ đó phân tích, đưa ra các phương án xử lý kịp thời. Vietcombank đã xếp loại khách hàng thông qua các tiêu chí tài chính (dựa vào báo cáo tài chính) và phi tài chính (đánh giá sản phẩm kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh, uy tín ban lãnh đạo doanh nghiệp, tài sản đảm bảo....). Mỗi chỉ tiêu có một trọng số điểm khác nhau.
Ngồi ra, Vietcombank cũng luôn chú trọng đầu tư, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin để giúp thực hiện quy trình tín dụng tinh gọn, hiệu quả hơn, đồng thời hỗ trợ công tác quản lý, hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng.
Về bộ máy nhân sự, Vietcombank đã xây dựng quy chế về chịu trách nhiệm cá nhân đối với mỗi khoản vay. Đối với các cán bộ vi phạm chế độ tín dụng, cho vay khơng đúng quy trình nghiệp vụ, thiếu kiểm tra kiểm sốt, để nợ q hạn khơng thu hồi được thì cảnh cáo, thun chuyển cơng tác, kỷ luật hoặc sa thải tuỳ theo mức độ vi phạm.
ì.3.1.3. Kinh nghiệm ngân hàng TMCP Phát triển nhà TPHCM (HD Bank)
HDBank là một trong những ngân hàng đầu tiên đã công bố thực hiện thành cơng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ gồm 9 bộ chỉ tiêu xếp hạng dành cho 4 đối tượng khách hàng: định chế tài chính, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh và cá nhân. Việc ứng dụng hệ thống này sẽ giúp HDBank đánh giá được chất lượng tín dụng, phân nhóm khách hàng cũng như lượng hóa tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phịng, quản trị chất lượng tín dụng hiệu quả và tồn diện.
Tính đến nay, tỷ lệ nợ xấu của HDBank đã được kiểm soát ở mức trên 1%/năm. Đồng thời, HDBank đã xây dựng được khối quản trị rủi ro và kiểm soát tuân thủ theo
theo tiêu chuẩn quốc tế gồm các phòng ban (Quản lý rủi ro,
Thẩm định giá, Pháp chế,
Kiểm tra kiểm sốt nội bộ, Xử lý nợ,..). Các phịng ban này liên
kết chặt chẽ với nhau
tạo thành quy trình thẩm định khép kín thực hiện các hoạt động
quản trị rủi ro tín dụng
và rủi ro phi tín dụng nhu: rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá,
pháp lý, rủi ro nhân lực và
các hoạt động khác.
Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đã hồn thành chuẩn hóa nhiều văn bản nội bộ, quy trình xét duyệt thẩm định, đẩy mạnh cơng tác giám sát từ xa, xây dựng bộ tiêu chuẩn quản trị rủi ro, đơn giản thủ tục vay, thời gian giải ngân nhanh chóng (chỉ trong ba ngày với những hồ sơ hợp lệ) góp phần đem lại sự tín nhiệm và hài lịng cho khách hàng.