Từ tháng 2/2016, Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) đã yêu cầu thí điểm triển khai Basel 2 tại 10 ngân hàng thương mại gồm Vietcombank, BIDV, VietinBank,
Techcombank, ACB, VPBank, MBB, VIB, Maritime Bank và Sacombank.
STT Hạng 1 AAA 2 AA+ 3 AA 4 AA- 5 A+ 6 A 7 A- 8 BBB 9 BB 10 B
Basel. Trong suốt giai đoạn từ 2015 đến 2019, BIDV đã đồng loạt tổ chức triển khai các dự án nhằm tuân thủ các tiêu chuẩn Basel bao gồm:
(i) Các dự án về cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro theo chuẩn mực Basel; (ii) Các dự án về hệ thống khung quản trị và kho dữ liệu;
(iii) Các dự án về phuơng pháp luận quản lý các loại rủi ro trọng yếu; (iv) Các dự án về giải pháp đo luờng, quản lý các loại rủi ro trọng yếu; (v) Các dự án về nâng cao năng lực kiểm toán theo chuẩn mực Basel.
Mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng của BIDV đã có sự hiện diện của 3 tuyến bảo vệ, tuy nhiên BIDV chua văn bản hóa chính thức và triển khai trong thực tế mô hình ba tuyến bảo vệ.
Tuy nhiên BIDVchưa có:
Quy định rõ chức năng nhiệm vụ của từng tuyến bảo vệ và phân loại các bộ phận/đơn vị vào từng tuyến bảo vệ.
Cơ chế phối hợp thông tin và phối hợp công tác giữa các tuyến bảo vệ nhằm mục tiêu tối uu hóa hiệu quả quản lý rủi ro.
Cơ chế nhận diện và ngăn ngừa xung đột lợi ích.
Yêu cầu về tính độc lập của các Ủy ban tham muu trực thuộc HĐQT: Các Ủy ban tham muu giúp việc cho HĐQT thực hiện giám sát quản lý cấp cao phải đảm bảo có ít nhất trên ^ số thành viên có quyền biểu quyết là thành viên không phải nguời điều hành. Tuy nhiên hiện tại Ủy ban Quản lý rủi ro của BIDV chỉ có 4/11 thành viên có quyền biểu quyết là thành viên không phải nguời điều hành (Bao gồm 2 Ủy viên Hội đồng quản trị, chuyên gia kinh tế truởng và 1 thành viên chuyên tránh) trong khi Basel khuyến nghị đa số thành viên nên độc lập, không điều hành.
Tháng 11/2019 vừa qua, BIDV đã hoàn thành 3 trụ cột của Basel 2 và đuợc Ngân hàng Nhà nuớc công nhận đạt chuẩn Basel 2 truớc thời hạn.
2.4.1. Kết quả đạt được
Năm 2019 là năm đánh dấu mốc 62 năm xây dựng và trưởng thành, cùng sự lớn mạnh của ngành ngân hàng Việt Nam, kế thừa và tiếp nối những thành tựu đạt được trong giai đoạn vừa qua, BIDV triển khai hoạt động kinh doanh năm 2019 với phương châm “Kỷ cương - Trách nhiệm - Hiệu quả”, bằng sự nỗ lực bền bỉ không ngừng của các cấp, các đơn vị trong toàn hệ thống, đến nay BIDV đã hoàn thành cơ bản, toàn diện các chỉ tiêu KHKD, có những bước tiến vượt bậc so với thời điểm năm 2015, uy tín thương hiệu được khẳng định.
Cùng với đó, quá trình tái cơ cấu BIDV tiếp tục được triển khai quyết liệt, đi vào chiều sâu, chuyển dịch cơ cấu tài sản có và tài sản nợ theo hướng bền vững, an toàn, nâng cao chất lượng tài sản, lành mạnh hóa tình hình tài chính; đến nay, trong hệ thống BIDV đã có sự chuyển biến ấn tượng về nhận thức “tái cơ cấu”, sự thay đổi mạnh mẽ cả về “chất lẫn lượng”, cũng như phương thức hoạt động.
Tín dụng tăng trưởng theo đúng định hướng của NHNN, hỗ trợ phát triển kinh tế đất nước và phù hợp với sức hấp thụ vốn của nền kinh tế: Tổng dư nợ tín dụng và đầu tư đạt 1.134.430 tỷ đồng, tăng trưởng 243% so với năm 2015, tương đương mức tăng trưởng của toàn ngành; trong đó, dư nợ tín dụng đạt 988.287 tỷ, tăng trưởng 17% so với năm 2019; thị phần đạt 13,1% so với toàn ngành ngân hàng. Dòng vốn tín dụng tăng trưởng tập trung vào tín dụng ngắn hạn, cho vay cá nhân, tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các ngành/lĩnh vực ưu tiên: dư nợ SME, dư nợ nông nghiệp nông thôn, công nghiệp hỗ trợ, xuất khẩu riêng lĩnh vực cho vay ứng dụng công nghệ cao.
Về xử ý nợ xấu: BIDV xác định việc xử lý nợ xấu có hiệu quả gắn với cơ cấu lại các TCTD là quan điểm xuyên suốt của Đảng, Quốc hội, Chính Phủ, là một yêu cầu bức bách của nền kinh tế, của hệ thống các tổ chức tín dụng và với BIDV nói riêng; theo đó BIDV đã thực hiện đồng bộ các biện pháp xử lý, kiểm soát chất lượng tín
điểm năm 2019:
Đẩy mạnh thu hồi nợ xấu nội Bảng với 4.750 tỷ; bán nợ DATC và các biện pháp khác 4.387 tỷ đồng.
Chủ động sử dụng quỹ DPRR để xử lý rủi ro chuyển hạch toán ngoại Bảng với tổng du nợ là 9.687 tỷ đồng.
+ Đẩy mạnh thu hồi nợ ngoại Bảng 2, nợ đã bán cho VAMC và đạt kết quả tích cực: Thu nợ ngoại Bảng gốc và lãi đạt 3.521 tỷ đồng.
+ Thu nợ VAMC đạt 1.104 tỷ đồng, nâng tổng giá trị thu hồi nợ VAMC từ năm 2015 đến năm 2019 đạt trên 3.147 tỷ đồng, tỷ lệ thu hồi nợ VAMC đạt 14%.
+ Kiên quyết chuyển nhóm nợ đối với các khách hàng khó khăn, các khách hàng kéo nhóm theo CIC và đã làm giảm thu ròng từ lãi, tăng trích lập DPRR với tổng nguồn lực để xử lý chiếm gần 15% tổng thu nhập ròng.
Để ngân hàng có đuợc những kết quả kinh doanh trên, mà đặc biệt là những kết quả đạt đuợc trong công tác quản trị rủi ro, là nhờ vào việc BIDV ban hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và các chỉ đạo triển khai khác, đã phản ánh khá chính xác chất luợng tín dụng của BIDV
2.4.2. Những mặt hạn chế
Trong tuơng quan so sánh với các ngân hàng khác, xét về quy mô từ năm 2015 đến năm 2019, BIDV là ngân hàng có thế mạnh về quy mô với thị phần cho vay cao nhất hệ thống, dẫn đầu thị truờng về hoạt động bán lẻ, dịch vụ; tuy nhiên BIDV còn một số những hạn chế nhất định nhu sau:
2.4.2.I. Chiến lược hạn chế rủi ro tín dụng chưa toàn diện
Chiến luợc rủi ro tín dụng của BIDV hiện bắt đầu đuợc hình thành tuy nhiên còn nằm rải rác tại nhiều văn bản của ngân hàng, chua thể hiện mức độ tập trung và khái quát.
Chua phản ánh ngân hàng và mức sinh lời mà ngân hàng kỳ vọng khi chấp nhận các RRTD;
hàng và với môi trường kinh doanh tổng thể;
Chưa tạo ra phương thức quản trị rủi ro để đo lường, định lượng rủi ro, điều chỉnh cơ cấu và chất lượng danh mục đầu tư tín dụng theo các mục tiêu đã đề ra theo thông lệ quốc tế.
2.4.2.2 Quy trình cấp tín dụng còn nhiều rủi ro
Quy trình thẩm định, phê duyệt tín dụng tại BIDV có sự tham gia của nhiều bộ phận, cá nhân. Tuy nhiên việc trao đổi thông tin và luân chuyển hồ sơ, giấy tờ giữa các bộ phận, cá nhân chưa được tự động hóa bởi các ứng dụng CNTT. Do đó, quá trình trao đổi thông tin, hồ sơ, giấy tờ còn tốn nhiều thời gian và khó đảm bảo độ chính xác cao, dẫn đến tiêu tốn nhiều nguồn lực của BIDV và ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
Công việc thu thập, lưu trữ, quản lý hồ sơ tín dụng của khách hàng đang được thực hiện thủ công. Do đó, việc rà soát để đảm bảo sự đầy đủ của hồ sơ tín dụng cũng như việc đối chiếu, kiểm tra tính đúng đắn của dữ liệu chưa được thực hiện hiệu quả.
Bộ phận quan hệ khách hàng thường phải chịu áp lực về phát triển, mở rộng khách hàng nên họ có thể phân tích khách hàng theo hướng tốt hơn so với thực tế để được phê duyệt cho vay, đảm bảo chỉ tiêu về dư nợ.
Việc kiểm tra sử dụng vốn dụng vốn vay của cán bộ hỗ trợ quan hệ khách hàng còn mang tính hình thức, chiếu lệ, chưa thường xuyên, việc kiểm tra sau khi cho vay chưa được coi trọng như là một tất yếu của quy trình cho vay, từ đó dẫn đến một số khách hàng còn sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng.
2.4.2.3 Chưa hoàn thiện hệ thống theo dõi cảnh báo sớm rủi ro tín dụng
BIDV chưa có hệ thống cung cấp chức năng quản lý kế hoạch giải ngân thu nợ nhằm theo dõi quá trình cho vay đối với khách hàng.
2.3.2.4 Chất lượng thẩm định tín dụng, chất lượng nguồn nhân lực
Trình độ năng lực quản lý khách hàng của cán bộ thẩm định còn hạn chế, việc thẩm định chủ yếu dựa theo phương án kinh doanh cho khách hàng cung cấp. Bên cạnh đó, chất lượng cán bộ thẩm định còn hạn chế do ít kinh nghiệm, đội ngũ cán bộ của các chi nhánh chưa đồng đều, thiếu các cán bộ am hiểu và có kinh nghiệm ứng dụng các kỹ thuật, mô hình quản lý rủi ro vào hoạt động hạn chế rủi ro tí dụng ngân hàng. Vì vậy rủi ro xảy ra là khá cao.
Trong giai đoạn thị trường bất động sản lên cơn sốt, việc quản lý dòng tiền của khách hàng vay không sát sao của cán bộ tín dụng đã tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng tiền vay của ngân hàng đem vào đầu tư bất động sản, đến khi bong bóng bất động sản nổ ra, giá trị sụt giảm mạnh khiến khách hàng không còn đủ nguồn thu để trả nợ cho Ngân hàng.
Áp lực tăng trưởng dư nợ đã khiến một số thời điểm Ngân hàng chấp nhận hạ thấp tiêu chuẩn cho vay để cạnh tranh với các Ngân hàng khác, điều đó khiến một số khách hàng lợi dụng để sử dụng vốn sai mục đích, dòng tiền không đi vào sản xuất kinh doanh. Việc kiểm tra định kỳ đối với khách hàng còn mang tính hình thức, không phát hiện được các sai phạm của khách hàng, không kịp thời phát hiện được thời điểm khách hàng bắt đầu có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ để có biện pháp ứng xử phù hợp.
Công tác tự kiểm tra kiểm soát mới dừng ở khâu phát hiện, vấn đề chỉnh sửa sau kiểm tra kiểm soát chưa kịp thời, đôi khi còn chậm.
Khả năng nghiên cứu, đánh giá khách hàng, dự báo tình hình tín dụng và việc cập nhật thông tin phục vụ cho công tác thẩm định còn nhiều hạn chế, bị động, chủ yếu lấy thông tin từ phía khách hàng, thông tin từ CIC và cảm nhận chủ quan về thông tin thu thập được của cán bộ tín dụng.
làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng
2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế.2.4.3.1 Nguyên nhân chủ quan 2.4.3.1 Nguyên nhân chủ quan
a. Hạn chế rủi ro tín dụng chưa được ưu tiên trong điều hành ngân hàng
Mặc dù đã có những bộ phận chuyên trách về hạn chế rủi ro tín dụng, song chiến lược hạn chế rủi ro tín dụng mới chỉ thể hiện ở những chỉ đạo kinh doanh mang tính tổng quát như: cảnh báo hoặc hạn chế tín dụng ở một số lĩnh vực, ngành nghề. Nói cách khác, hạn chế rủi ro nói chung và hạn chế rủi ro tín dụng nói riêng chưa được ưu tiên hàng đầu trong công tác hoạch định chiến lược của ngân hàng. Việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro chỉ được thực hiện ở cấp độ từng món cụ thể, hoặc những cảnh báo trong từng thời kỳ và vì thế không thể phản ánh mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng một cách tổng quát. Hơn thế nữa, một tư duy truyền thống của các nhà quản trị ngân hàng là chức năng hạn chế rủi ro chưa phải là chức năng chính mà thay vào đó là lợi nhuận kinh doanh. Do vậy, thiếu một thông điệp mạnh mẽ cho trong toàn ngân hàng về phòng ngừa và hạn chế rủi ro.
b. Văn bản chế độ chưa có tính đồng nhất:
Hiện nay, các Chi nhánh đang triển khai áp dụng cả Sổ tay tín dụng và các Quy trình tín dụng theo ISO, các văn bản chế độ riêng lẻ, các quy định đôi khi còn trùng lắp, một số nội dung chưa được giải quyết gây khó khăn trong việc thực hiện.
Về chất lượng văn bản chế độ tín dụng được ban hành còn biểu hiện chưa cao, tính vận dụng, sáng tạo hạn chế và bộc lộ chưa sát thực tiễn. Có văn bản còn thể hiện chung chung, thiếu tính cụ thể và không khác so với các quy định văn bản pháp luật (thường là quy định của Ngân Hàng Nhà Nước).
Các chính sách tín dụng còn hạn chế về mặt chất lượng. Chưa đề cập hết các đối tượng, các trường hợp đặc thù về khách hàng, khoản vay, môi trường pháp luật, môi
c. Trình độ của cán bộ tín dụng còn hạn chế:
Nguồn lực cán bộ tín dụng còn hạn chế do ít kinh nghiệm hoặc cách làm truyền thống đã ăn sâu, chưa chuyển dịch theo cơ chế thị trường dẫn đến nhận thức trách nhiệm, quyền hạn trong hoạt động tín dụng chưa đầy đủ; tâm lý đùn đẩy, né tránh trong xử lý tín dụng khá nặng nề; thực hiện soạn thảo, thiết kế chính sách văn bản còn yếu. BIDV còn thiếu cán bộ được đào tạo theo chuyên ngành, chuyên môn kỹ thuật để thẩm định tính khả thi, hiệu quả của dự án cũng như khả năng cạnh tranh, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Bởi vì hoạt động kinh tế ngày nay vô cùng phức tạp, nó đòi hỏi cán bộ tín dụng phải được cập nhật kiến thức thường xuyên để theo kịp với sự phát triển. Trình độ các cán bộ tham gia công tác tín dụng, kể cả các cấp lãnh đạo tín dụng ở một số chi nhánh còn nhiều bất cập cả về số lượng và chất lượng. Thực tế với sự phát triển nhanh chóng của hoạt động tín dụng, sự phức tạp của các sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng đã khiến cho chất lượng một đội ngũ cán bộ không còn đáp ứng được yêu cầu. Bên cạnh đó, khả năng thu thập và phân tích thông tin còn mang tính một chiều nên chưa kịp thời và độ chính xác chưa cao.
d. Cơ sở dữ liệu, hệ thống công nghệ thông tin, thông tin tín dụng chưa đáp ứng yêu cầu
Việc thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin mới được các ngân hàng quan tâm từ khi hệ thống ngân hàng lõi mới được triển khai. Trước đó, mặc dù đã phát triển những phần mềm xử lý giao dịch cho vay, thanh toán quốc tế, hệ thống báo cáo... song đều mang tính phân tán ở cấp độ từng chi nhánh riêng lẻ. Do đó, thông tin khai thác ở cấp toàn hàng phục vụ cho quản lý, điều hành, kiểm soát rủi ro chủ yếu được tổng hợp thủ công, dẫn đến hạn chế lớn về khối lượng và chất lượng xử lý.
Sau khi triển khai hệ thống ngân hàng lõi, mặc dù thông tin về các giao dịch được quản lý trên một cơ sở dữ liệu tập trung và thống nhất trên toàn bộ các chi nhánh. Những thông tin phục vụ quản trị trị rủi ro trước hết được xây dựng trên từng khách
tự động hoàn toàn và do đó dẫn đến chậm trễ trong phân tích thông
tin. Bên cạnh đó,
dữ liệu khách hàng để có thể đánh giá và phân tích cần có thông
tin đủ lớn cả về lịch
sử hoạt động, lịch sử tín dụng của khách hàng, tuy nhiên khách
hàng có quan hệ với
nhiều các tổ chức tín dụng khác nhau nhưng các tổ chức tín dụng
không có hệ thống
liên kết và chia sẻ thông tin khách hàng. Điều này dẫn đến một
thực trạng diễn ra
trong thời gian qua đó là một khách hàng đang vay và có tài sản
thế chấp tại một ngân
hàng khác nhưng vẫn sử dụng các tài sản thế chấp đó để vay tại
BIDV, điều này dẫn
đến rủi ro thu hồi nợ khi phát sinh các khoản nợ xấu của khách hàng.
e. Công cụ đánh giá rủi ro còn nhiều hạn chế, mang tính chất định tính
Phân loại đánh giá rủi ro khách hàng tiềm ẩn rủi ro trong tín dụng còn biểu hiện phức tạp và chưa có một hệ thống công cụ đánh giá kiểm soát đủ mạnh để đảm bảo nâng cao chất lượng bền vững. Công tác đánh giá khách hàng cá nhân còn mang tính