Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các SMEs

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHAN SÀI GÒN TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 100 - 103)

8. Kết cấu dự kiến của luận văn

3.2.1.2 Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các SMEs

nhập

- Các DNVVN trên địa bàn TP. HCM đã và đang đóng góp ngày càng quan

trọng hơn trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Các DNVVN đang đứng trước những thách thức và cơ hội to lớn, đòi hỏi phải đáp ứng yêu cầu ngày càng gay gắt của cơ chế kinh tế thị trường và sức ép hội nhập quốc tế. Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các SMEs TP. HCM trong bối cảnh hội nhập, các DN cần phải giải quyết một số vấn đề sau:

- Thứ nhất: Cần phải tăng cường năng lực quản trị kinh doanh của các giám

đốc và cán bộ quản lý trong các SMEs. Tăng khả năng cạnh tranh của các DN trong đó có SMEs bằng cách nâng cao năng lực lãnh đạo của các chủ DN là yếu tố thiết yếu. Hai yếu tố thiết yếu hình thành năng lực tổng hợp của một doanh nhân đó là tố

- chất kỹ thuật và năng lực quản lý. Tuy nhiên, ở

nước ta nói chung, TP. HCM nói

riêng trong nhiều trường hợp, nhiều chủ doanh nghiệp có được

yếu tố thứ nhất lại

thiếu yếu tố thứ hai; hoặc phát triển các yếu tố đó không

đồng đều, không theo kịp

sự phát triển nhanh chóng và sự đòi hỏi khắc nghiệt của hoạt

động kinh doanh với

mức độ cạnh tranh quốc tế hoá ngày càng cao. Để phát triển

các năng lực nói trên,

cần có sự nỗ lực của bản thân chủ DN và sự hỗ trợ của các cơ

quan, tổ chức hữu

quan; nhưng sự chủ động, tích cực phấn đấu của bản thân mỗi

giám đốc và nhà kinh

doanh phải là nhân tố quyết định. Chủ doanh nghiệp cần được

chú trọng nâng cao

những kỹ năng cần thiết và cập nhật những kiến thức hiện đại

để có thể cạnh tranh

và đứng vững trên thị trường. Một số kiến thức và kỹ năng có

thể đã có nhưng cần

được hệ thống hoá và cập nhật, trong đó, cần đặc biệt chú ý

những kỹ năng hữu ích

như kỹ năng quản trị hiệu quả trong môi trường cạnh tranh; kỹ

năng lãnh đạo; kỹ

năng quản lý sự thay đổi; kỹ năng thuyết trình, đàm phán,

giao tiếp và quan hệ công

chúng; kỹ năng quản lý thời gian. Những kỹ năng này kết hợp

với các kiến thức

quản trị có hiệu quả sẽ có tác động quyết định đối với các

doanh nhân, các nhà quản

lý DN trong đó có DNVVN, qua đó làm tăng khả năng cạnh tranh của các DN.

- Thứ hai: phát triển năng lực quản trị chiến lược của cán bộ quản lý

trong các

DNVVN. Năng lực quản trị và điều hành của các chủ SMEs trong phát triển kinh doanh là một trong những nguyên nhân của sự thất bại trong phát triển dài hạn. Có DN hoạt động rất thành công ở quy mô nhỏ nhưng thất bại ngay khi bước vào giai đoạn mở rộng quy mô. Các SMEs đều phải xây dựng khả năng phát triển một cách bền vững, nếu không sẽ khó trụ vững trong cuộc cạnh tranh. Những trường hợp DN phát triển rầm rộ trong một vài năm, sau đó suy yếu nhanh, thậm chí tan vỡ là các minh chứng. Để bồi dưỡng, phát triển năng lực quản lý chiến lược và tư duy chiến lược cho đội ngũ giám đốc và cán bộ kinh doanh trong các SMEs, cần chú trọng đặc biệt những kỹ năng: Phân tích kinh doanh, dự đoán và định hướng chiến lược, lý thuyết và quản trị chiến lược, quản trị rủi ro và tính nhạy cảm trong quản lý. Về mặt chiến lược cạnh tranh, các SMEs ở TP. HCM còn rất yếu về liên kết nhóm, đặc biệt là trên phạm vi tỉnh. Vừa cạnh tranh vừa hợp tác, hợp tác để tăng cường khả năng

- cạnh tranh; nếu các DN chỉ thuần tuý chú ý đến mặt

cạnh tranh mà bỏ qua mặt hợp

tác thì rất sai lầm. Phải biết hợp tác đi đôi với cạnh tranh

để giảm bớt căng thẳng và

tăng cường năng lực cạnh tranh của DN.

- Thứ ba: xây dựng hệ thống kế toán quản trị cho các SMEs và khuyến khích

các DN áp dụng. Hệ thống kế toán quản trị có thể giúp cho SMEs đánh giá được năng lực cạnh tranh, giúp cho các chủ DN đưa ra các quyết định ngắn hạn và dài hạn một cách khoa học. Đồng thời có thể chỉ ra các nguyên nhân yếu kém trong khâu sản xuất, đánh giá được trách nhiệm quản lý của các bộ phận quản lý. Nó cho phép doanh nghiệp lập các dự toán sản xuất và kinh doanh, cung cấp thông tin cho việc ra quyết định của nhà quản trị nhanh chóng. Khi DNVVN phát triển mở rộng phạm vi hoạt động thì việc xây dựng hệ thống kế toán quản trị giúp các DN này dễ dàng thích nghi. Và việc quản lý theo kiểu gia đình sẽ không còn phù hợp nữa, việc phát triển này là một tất yếu và phù hợp với xu thế phát triển của các DN.

- Thứ tư: tăng cường vai trò của các hiệp hội, các câu lạc bộ giám đốc

và các

tổ chức chuyên môn đối với sự phát triển của các DNVVN, cụ thể là tăng cường vai trò của hiệp hội SMEs, hiệp hội Doanh nghiệp TP. HCM, hội nghề cá thuộc về thế mạnh của tỉnh. So với nhiều nước có nền kinh tế phát triển, vai trò của các hiệp hội chuyên ngành, các câu lạc bộ... ở nước ta trong việc giao lưu, xúc tiến thương mại, trao đổi thông tin và hỗ trợ phát triển chuyên môn còn hạn chế, mờ nhạt cả về số lượng, quy mô và nội dung hoạt động. Vì vậy cần chú trọng hơn nữa việc tổ chức các buổi trao đổi sinh hoạt, giới thiệu kinh nghiệm trong nước và quốc tế, cập nhật thông tin về ngành và về hoạt động kinh doanh. Những hoạt động đó tuy đơn giản nhưng rất bổ ích, tạo điều kiện phát triển và hoàn thiện năng lực của các giám đốc và cán bộ quản lý kinh doanh.

- Thứ năm, bồi dưỡng khả năng kinh doanh quốc tế và nâng cao năng

lực cạnh

tranh quốc tế của DNVVN. Hiện nay, mặc dù đã có những bước tiến lớn nhưng nếu so với trình độ quốc tế thì hầu hết các DNVVN Việt Nam nói chung, TP. HCM nói riêng còn tụt hậu một khoảng cách đáng kể. Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của

- các DN trên thương trường quốc tế thì chính bản

thân các giám đốc và cán bộ quản

lý DN trước hết cần tăng cường khả năng đó. Đây là đòn bẩy

nhân tố con người

trong các tổ chức kinh doanh. Điều này các doanh nhân và nhà

quản lý trong các

SMEs có thể thực hiện. Tuy nhiên, con số này còn quá ít và

phát triển còn mang

tính tự phát. Những kinh nghiệm và sự thành công của Hàn Quốc

và Đài Loan trong

lĩnh vực này rất đáng được chúng ta nghiên cứu và chọn lọc.

Đối với giám đốc và

nhà quản lý DN, để nâng cao khả năng làm việc và giao dịch

quốc tế, tiếp cận các

tiêu chuẩn, các thông lệ của thế giới.

- Thứ Sáu, hỗ trợ tư vấn về thiết bị, công nghệ mới hiện đại, thích hợp

và cung

cấp thông tin công nghệ, thị trường cho các DNVVN, tạo lập và phát triển thị trường công nghệ, tạo điều kiện để các DN này tăng cường cạnh tranh trong sản xuất, chế biến sản phẩm. Đầu tư công nghệ hiện đại là một trong những nhân tố có thể làm giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm có thể góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Hiện nay một số doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông, lâm, thủy sản ở TP. HCM sử dụng công nghệ còn rất lạc hậu, chủ yếu dựa vào sức lao động là chủ yếu. Một số sản phẩm sản xuất ra không đủ điều kiện để xuất khẩu, gây thiệt hại rất nhiều cho doanh nghiệp, vì thế đầu tư công nghệ hiện đại là cơ hội để các doanh nghiệp nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHAN SÀI GÒN TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w