Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHAN SÀI GÒN TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 28 - 33)

8. Kết cấu dự kiến của luận văn

1.1.2 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế

Trên cơ sở nghiên cứu của Ardic & cộng sự (2011); Nguyễn Thị Anh Đào (2015); Phạm Phương Thảo (2016); vai trò của các SMEs được thể hiện ở các khía cạnh sau đây:

- Góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, gia tăng thu nhập quốc dân.

Nhìn chung, ở các nước trên thế giới, nhất là các nước đang pháp triển số lượng SMEs thường chiếm từ 90% đến 95% tổng số doanh nghiệp trong nền kinh tế và giải quyết việc làm cho khoảng 2/3 lực lượng lao động xã hội. Với số lượng lớn các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, sử dụng phần lớn lao động làm việc trong các lĩnh vực sản xuất, thương mại và dịch vụ... Các SMEs tạo ra một phần lớn sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân. Ở Việt nam các SMEs đã góp phần to lớn vào việc hình thành kinh tế thị trường và đóng góp tới trên 40% GDP của cả nước.

Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tham gia vào quá trình phân phối lại thu nhập, giúp ổn định xã hội.

Xét theo luận điểm tạo công ăn việc làm thì đây là một thế mạnh rõ rệt của

triển SMEs. Lý luận và thực tiễn đã cho thấy việc tạo lập

các SMEs không khó, vốn

đầu tư không lớn, phân bố rộng khắp nên là nơi có nhiều thuận

lợi nhất để tiếp nhận

số lượng lớn lao động cũng như lao động nhàn rỗi. Bên cạnh đó,

các SMEs phân bố

rộng khắp trên toàn xã hội từ thành thị đến nông thôn sẽ góp

phần làm giảm áp lực

di dân vào các đô thị lớn.

Theo thống kê chưa đầy đủ, SMEs ở nước ta hiện nay tạo ra khoảng 49% việc làm phi nông nghiệp nông thôn, khoảng 25-26% lực lượng lao động cả nước, như triển vọng thu hút lao động rất lớn vì suất đầu tư cho một chỗ làm ở đây thấp hơn rất nhiều so với doanh nghiệp lớn, chủ yếu là do chi phí thấp và thu hút được các nguồn vốn trong dân.

Là khu vực thu hút tích cực và có khả năng huy động các nguồn vốn, nguồn lực của xã hội cho đầu tư phát triển.

Với việc tạo lập các SMEs không cần nhiều vốn, phân bố các vùng lãnh thổ, thu hút vốn nhanh cho phép doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng lao động, tiền vốn mà các doanh nghiệp lớn khó thực hiện. Bên cạnh đó, trong quá trình họat động SMEs có thể dễ dàng huy động vốn từ các nguồn nhàn rỗi như vay bạn bè, người thân. Lao động thường sử dụng chủ yếu trong gia đình hoặc tuyển dụng tại chỗ không tốn chi phí đào tạo. Thực tế cho thấy, việc tạo lập SMEs là một phương thức có hiệu quả để khai thác mọi nguồn lực trong nước như lao động, tiền vốn, tài nguyên sẵn có trên địa bàn TP. HCM phục vụ tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội.

Làm cho nền kinh tế năng động hơn, góp phần to lớn đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Do yêu cầu vốn ít, quy mô nhỏ, nhất là phần lớn kinh tế tư nhân, chịu trách nhiệm trực tiếp về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mình, cho nên SMEs có yêu cầu tự thân và cũng có nhiều khả năng cải tiến mẫu mã, thay đổi mặt hàng, chuyển hướng sản xuất, đổi mới công nghệ... góp phần làm cho nền kinh tế năng động hơn, thích ứng với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Việc phát triển SMEs sẽ tạo ra những chuyển biến hết sức quan trọng về cơ cấu của toàn bộ nền kinh tế như cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lãnh thổ, phân bố dân cư... Ở nước ta, từ một nền kinh tế sản xuất nhỏ, thuần nông là chủ yếu đã và đang chuyển dần sang nền kinh tế có đủ cơ cấu theo hướng tiến lên xã hội văn minh, hiện đại. Rất dễ thấy là mấy năm gần đây, bộ mặt kinh tế, xã hội của nhiều vùng nông thôn đã có thay đổi: nhiều thị trấn, thị tứ đông đúc, nhộn nhịp hơn trước, nhiều cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mới được hình thành. Đi đôi với việc bộ mặt nông thôn ngày càng phát triển như giao thông, lưới điện.

Góp phần đáp ứng nhu cầu về hàng tiêu dùng cho xã hội, phát triển các ngành nghề truyền thống, tăng nguồn hàng xuất khẩu.

Tuy có quy mô hạn chế nhưng với số lượng lớn, SMEs đã tạo thành mạng lưới kinh doanh rộng khắp, với ưu thế về vốn và sự năng động sẵn có, thương mại tư nhân (chủ yếu là SMEs) chi phối hầu hết họat động bán lẻ trên thị trường. Phần lớn

SMEs có khả năng đáp ứng có khả năng đáp ứng nhanh nhạy nhu cầu tiêu dùng đa dạng của các tầng lớp dân cư và của sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làm cho thị trường ngày càng sôi động, tác động đáng kể đến quá trình sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân.

Với những ưu thế của riêng mình, SMEs năng động đầu tư vào các ngành nghề có nhiều lợi thế so sánh, đặc biệt là đối với các ngành nghề truyền thống ở các địa phương, tạo ra nhiều lọai hàng hóa phong phú, đa dạng và cung cấp hàng hóa phục vụ xuất khẩu, nhất là sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, chế biến nông, lâm và thủy sản qua đó góp phần tích cực tăng kim ngạch xuất khẩu.

Là bộ phận cần thiết trong quá trình liên kết sản xuất của các doanh nghiệp lớn là cơ sở hình thành những doanh nghiệp lớn trong tương lai

Mối liên kết giữa các SMEs và các doanh nghiệp lớn, kể cả các các tập đoàn xuyên quốc gia hình thành và phát triển trong việc cung ứng nguyên vật liệu, thực hiện thầu phụ, dần hình thành mạng lưới công nghiệp bổ trợ và đặc biệt là tạo ra mạng lưới vệ tinh phân phối sản phẩm, cung cấp các vật tư đầu vào với giá rẻ hơn,

do đó góp phần hạ giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất cho

doanh nghiệp lớn.

Ngược lại, các doanh nghiệp lớn bảo đảm vững chắc cho các SMEs

về thị trường,

tài chính, công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý.

Thực tế trong quá trình hoạt động, các SMEs hỗ trợ cho các doanh nghiệp lớn rất nhiều, các SMEs đã tích lũy vốn, kinh nghiệm và trở nên lớn mạnh, dần trở thành các công ty lớn, các tập đoàn kinh tế lớn trên thị trường.

Góp phần đào tạo, bồi dưỡng doanh nhân - nguồn nhân lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội

Trong thực tế, SMEs là nơi đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện một đội ngũ doanh nhân mới phù hợp với yêu cầu của kinh tế thị trường. Với việc dễ dàng tạo lập và khởi sự doanh nghiệp, các SMEs là nơi sàng lọc, đào tạo các nhà quản trị doanh nghiệp thông qua thực tiễn kinh doanh đúc kết những kinh nghiệm về quản lý và tiếp cận thị trường, từ đó xuất hiện lớp doanh nhân năng động, sản xuất kinh doanh giỏi.

Từ vai trò của các SMEs, tác giả rút ra những điểm mạnh và điểm yếu của các

SMEs trong bối cảnh nền kinh tế thị trường như hiện nay.

- Những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp nhỏ và vừa:

+ Dễ khởi nghiệp: để thành lập doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ chỉ cần một số vốn đầu tư ban đầu tương đối nhỏ, mặt bằng sản xuất nhỏ hẹp, quy mô nhà xưởng không lớn.

+ Bộ máy quản lý gọn nhẹ, linh họat: Do quy mô doanh nghiệp nhỏ, do vậy bộ máy quản lý nhỏ gọn, SMEs có tính chất năng động, linh hoạt, thích ứng nhanh với sự thay đổi môi trường kinh doanh, thể chế kinh tế xã hội. Có khả năng thích ứng nhanh trong việc chuyển hướng kinh doanh và ít bị tổn thất do môi trường kinh doanh biến động, thu hồi vốn đầu tư nhanh.

+ Dễ phát huy mọi tiềm năng của doanh nghiệp: SMEs dễ thành lập với chi phí thấp, tận dụng triệt để các nguồn lực ở địa phương, nơi mà các doanh nghiệp lớn không thể chen chân được.

+ Các SMEs có tính chất tự chủ cao: Các SMEs hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Sự phát triển SMEs góp phần làm tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Chính vì thế, SMEs phải luôn năng động, sáng tạo, chủ động mới có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế.

- Điểm yếu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa: mặc dù SMEs có những lợi thế riêng, song loại hình doanh nghiệp này vẫn tồn tại một số hạn chế sau:

+ Do hạn chế về vốn nên công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật chưa được quan tâm, tốc độ đổi mới công nghệ chậm, thường sử dụng công nghệ, kỹ thuật lạc hậu cũ kỹ nên chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao, khả năng cạnh tranh yếu.

+ Không có lợi thế của kinh tế quy mô để có các thành quả và lợi ích mà chỉ có quy mô tầm cở DN lớn mới có được.

+ Trình độ cán bộ quản lý và tay nghề của người lao động còn hạn chế. Lao động trong khu vực SMEs chủ yếu là lao động làm việc giản đơn, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề thấp, năng suất lao động không cao.

+ Nhận thức của cán bộ quản lý ở các SMEs còn yếu, nhất là ý thức chấp hành pháp luật, chấp hành chế độ quản lý tài chính, kế tóan, chế độ chính sách về thuế. Hạn chế trong việc liên kết, nhất là liên kết trong một hội ngành nghề.

+ Khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật kém, công nghệ lạc hậu dẫn đến giá thành cao làm mất khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường.

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHAN SÀI GÒN TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w