Quy trình cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHAN SÀI GÒN TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 36 - 39)

8. Kết cấu dự kiến của luận văn

1.2.4 Quy trình cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương

Căn cứ theo thông tư số 39/2016/TT-NHNN về nội dung “Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng” được ban hành vào ngày 30 tháng 12 năm 2016, đã đề ra các quy định về hoạt động cho vay. Quy trình cho vay căn cứ theo thông tư số 39/2016/TT-NHNN để đảm bảo các điều kiện, quy định của NHNN từ khâu tiếp nhận hồ sơ để đánh giá thông tin cũng như năng lực của khách hàng đến khâu tất toán hồ sơ vay để nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro của bên Khách hàng cũng như NHTM trong quy trình cho vay.

Thông tin của khách hàng là căn cứ để NHTM đánh giá hạn mức vay, tuy nhiên, thông tin về khách hàng thì lại không được cung cấp đầy đủ đặc biệt về tình hình thực trạng tài chính, quy mô sản xuất kinh doanh và các dự án thực tế của khách hàng không được khai báo một cách minh bạch vì một số khách hàng cố tình che giấu để nhằm mục đích để được NHTM phê duyệt. Vì thế, quy trình cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của NHTM là một quy trình thiết yếu và bắt buộc do hội sợ phê duyệt và ban hành để đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng. Do đó, cán bộ tín dụng sẽ thực hiện các bước theo quy trình cho vay một cách chặt chẽ:

- Bước 1: Khách hàng hoàn thành hồ sơ xin vay và cán bộ tiếp nhận hồ sơ xin vay của KH. Để vay vốn ngân hàng, KH đến ngân hàng gặp nhân viên để trao đổi các thông tin về các khoản vay, đồng thời KH hoàn thiện các thông tin trong hồ sơ xin vay. Cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn KH lập hồ sơ cho vay đầy đủ và đúng theo mẫu quy định của ngân hàng bao gồm: đơn xin vay vốn, phương án vay vốn, kế hoạch trả nợ, danh mục các tài sản thế chấp và giấy tờ chứng minh thu nhập, và các giấy tờ hồ sơ liên quan đến cá nhân như CMND, Hộ Khẩu và các giấy tờ khác.

- Bước 2: Thẩm định hồ sơ KH

Đây là khâu quan trọng nhất trong quy trình cho vay SMEs, việc thẩm định hồ sơ này sẽ là bước quyết định là chấp nhận hay từ chối cho KH vay và cũng ảnh hưởn đến chất lượng của khoản vay. Thẩm định hồ sơ KH gồm các nội dung:

• Thẩm định mục đích vay của KH và tư cách đạo đức của KH. Cán bộ tín dụng kiểm tra thông tin khách hàng và phải đảm bảo KH vay vốn có đủ năng lực pháp luật và hành vi dân sử, đủ tư cách pháp lý vay vốn ngân hàng. Đồng thời, KH trình bày rõ ràng về mục đích vay làm gì hoặc nhu cầu vay xuất phát từ đâu. Từ đó, CBTD đánh giá dự án, khả năng trả nợ của KH dựa trên năng lực của KH như các dự án sản xuất kinh doanh, khả năng sinh lời... Neu CBTD phát hiện không có sự trung thực của KH về nhu cầu vay vốn thì hồ sơ của KH sẽ bị từ chối

• Thẩm định tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng: bao gồm các nội dung: ket quả hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lời, khả năng tạo ra dòng tiền. CBTD cần giải thích kỹ và đảm bảo KH vay vốn ý thức rõ ràng về trách nhiệm hoàn trả đúng hạn và đầy đủ các khoản nợ. Việc xác định nguồn thu nhập của KH là điều quan trọng để đảm bảo việc trả nợ của KH, và là nguồn thu nợ của NH.

• KH có tín dụng thấp, mặc dù có rủi ro cao, nhưng NHTM vẫn sẽ cho KH vay neu KH có tài sản đảm bảo hoặc ket quả kinh doanh của Doanh nghiệp để trong trường hợp KH ko có khả năng hoàn trả khoản vay thì đã có TSĐB, hoặc khả năng sinh lời từ việc kinh doanh của doanh nghiệp.

- Bước 3: Thẩm định tài sản đảm bảo.

• Chú trọng đến quyền sở hữu và sử dụng các tài sản dùng làm tài sản đảm bảo một cách hợp pháp của KH cần được CBTD kiểm tra kỹ. Đồng thời, CBTD cần đánh giá khả năng chuyển tài sản thành viên trng trường hợp cần thiết. Do đó, định giá tài sản đảm bảo cũng là một công đoạn rất quan trọng trong khâu thẩm định. Cuối cùng, ngân hàng cần xem xét khả năng bảo quản tài sản của người đi vay.

• Sau khi thẩm định hoàn thành, CBTD sẽ lập báo cáo thẩm định trong đó ghi tóm tắt một cách tổng quát về tình hình của khách hàng: tên, tuổi, mục đích vay, số tiền vay, phương án trả nợ, tài sản đảm bảo và đưa ra ý kiến cho vay hay không cho vay đối với khách hàng. CBTD chú trọng ghi rõ ghi rõ số tiền, thời hạn, lãi suất, phương án trả nợ và các điều kiện kèm theo rồi trình lên trưởng phòng tín

• dụng xem xét nếu CBTD chấp nhận cho vay. Ngược lại, nếu

không cho vay thì phải

ghi rõ lý do vì sao.

- Bước 4: Việc xét duyệt và ký kết hợp đồng tín dụng.

• Trưởng phòng tín dụng căn cứ vào báo cáo thẩm định kèm theo hồ sơ vay vốn liên quan để xem xét lại và yêu cầu CBTD giải thích, bổ sung và điều chỉnh sai sót nếu có. Sau đó, toàn bộ hồ sơ sẽ được trình lên Hội đồng tín dụng xét duyệt để đưa ra quyết định vay hoặc không cho vay. Trong trường hợp cần thiết, như các khoản vay lớn, thì Hội đồng tín dụng sẽ yêu cầu một bộ phận khác tái thẩm định hồ sơ cho vay. Sau khi hồ sơ vay vốn được chấp nhận thì CBTD sẽ gặp trực tiếp KH để ký kết hợp đồng tín dụng.

• Hợp đồng tín dụng là một văn bản viết được đề cập với nội dung chủ yếu là NH cam kết cho KH vay theo hạn mức tín dụng, thời gian vay và lãi suất cho vay. Đồng thời, nội dung của hợp đồng chủ yếu thể hiện mực đích sử dụng vốn vay, quy mô, lãi suất, thời hạn tín dụng, phí, các loại đảm bảo, điều kiện thanh toán và một số điều kiện khác

- Bước 5: quy trình giải ngân và kiểm soát trong và sau khi cấp tín dụng.

• Sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết và được giám đốc ký duyệt, NH sẽ tiến hành giải ngân cho KH theo các nội dung và điều khoản đã được ký kết.

• Trong thời gian giải ngân, NH sẽ kiểm tra, giám sát quá trình sự dụng khoản vay của KH có đúng mục đích, đúng tiến độ hay không, quá trình kinh doanh như thế nào, có các dấu hiệu lừa đảo, thua lỗ trong kinh doanh hoặc tình trạng của tài sản đảm bảo... Quá trình này cho phép ngân hàng thu thập thêm các thông tin về KH cũng như việc sử dụng nguồn vốn vay như thế nào,để đánh giá được thực trạng sử dụng khoản vay của KH như nếu các thông tin phản ánh chiều hướng tốt cho thấy chất lượng tín dụng đang được đảm bảo, ngược lại, thì chất lượng khoản cho vay bị đe dọa.

- Bước 6: Thu hồi nợ, xử lý và giám sát/ kiểm soát nợ xấu hoặc tiếp tục các hợp đồng tín dụng mới.

• Trong bước này, CBTD sẽ tiến hành theo dõi và đôn đốc việc trả nợ của KH. Quá trình này giúp NH thu hồi gốc và lãi đồng thời NH có thể biết được nhu cầu của KH có muốn tiếp tục vay nữa hay không. Tóm lại, các khoản tín dụng được thanh toán lãi và gốc đúng hạn một cách đầy đủ là khoản tín dụng an toàn, trong những trường hợp KH không thanh toán đúng hạn thì có thể xem xét lý do, tìm hiểu nguyên nhân để NH ra những quyết định kịp thời để đảm bảo thu hồi các khoản vay và giảm thiểu đối đa rủi ro

• Khi phát hiện các khoản nợ có dấu hiệu xấu, nhưng KH vẫn tiếp tục cố gắng hoàn trả các khoản nợ, thì NH có thể đưa ra các phương án xem xét để hỗ trợ, gia hạn nợ hoặc bổ sung các điều kiện giảm lãi, hoặc cho vay thêm để tạo điều kiện tốt nhất cho KH

• Nếu trong trường hợp KH có ý định lừa đảo, gian lận hoặc NH nhận thấy khả năng sinh lời trong kinh doanh không có khả quan thì NH sẽ tiến hành thanh lý khoản nợ, thức là phong tỏa và bán các tài sản thế chấp, xử lý các khoản tài sản mà KH có giao dịch tại NH.

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHAN SÀI GÒN TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w