8. Kết cấu dự kiến của luận văn
3.2.4 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tương lai
-Mặc dù đạt được một số kết quả nhất định trong việc đánh giá chất lượng cho vay khách hàng SMEs tại SCB trên địa bàn TP. HCM, nghiên cứu vẫn tồn tại một số mặt hạn chế. Đó là đề tài chỉ tập rung nghiên cứu vào hoạt động cho vay và chất
-lượng cho vay đối với SMEs tại SCB trên địa bàn TP. HCM.
Do đó kết quả chưa
mang tính đại diện cao cho toàn bộ các SMEs trong toàn hệ
thống SCB. Hơn nữa,
nghiên cứu không sử dụng mô hình định lượng để xác định các
nhân tố ảnh hưởng
đến chất lượng cho vay SMEs tại SCB trên địa bàn TP. HCM.
-Vì vậy, hướng nghiên cứu tiếp theo là mở rộng ra phạm trong toàn hệ thống SCB nhằm nâng cao độ tin cậy của kết quả nghiên cứu. Đồng thời sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để xác định và ước lượng mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay SMEs tại SCB trên địa bàn TP. HCM, từ đó việc đánh giá chất lượng cho vay SMEs tại đơn vị sẽ được kiểm định một cách chính xác hơn khi sử dụng kết quả định lượng để kiểm chứng cho kết quả định tính.
- KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
- Chương 4 đã nêu được định hướng phát triển SMEs TP. HCM trong
thời kỳ
hội nhập, trên cơ sở các khó khăn chung của SMEs, đặc biệt là khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng cũng như những tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng cho vay đối với SMEs tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn trên địa bàn TP. HCM. Đồng thời, nội dung của Chương 4 đã tập trung đề xuất một số giải pháp cụ thể nâng cao và cải thiện chất lượng cho vay khách hàng SMEs tại các chi nhánh ngân hàng TMCP Sài Gòn trên địa bàn TP. HCM.
- KẾT LUẬN
- Hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay là
một nhu
cầu tất yếu, phù hợp với trình độ phát triển của đất nước và xu hướng phát triển hiện nay của thế giới. Cùng xu thế đó, hoạt động cho vay đối với SMEs tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn TP. HCM cho đến nay đã có nhiều tiến triển đáng khích lệ, tỷ trọng dư nợ khu vực khách hàng SMEs không ngừng được nâng lên, tuy vậy vẫn còn nhiều tồn tại khiến việc mở rộng cho vay đối với nhóm khách hàng này vần còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Qua nghiên cứu đề tài “Chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn trên địa bàn TP.HCM”, luận văn đã làm sáng tỏ một số vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn sau:
- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hoạt động cho vay của ngân hàng đối với các SMEs, luận văn đã nêu được đặc điểm và khẳng định vai trò quan trọng của SMEs đối với sự phát triển kinh tế của đất nước; phân tích những thuận lợi và khó khăn các SMEs đang gặp phải; vai trò của hoạt động cho vay đối với sự phát triển của các SMEs hiện nay.
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng cho vay SMEs và chất lượng cho vay đối với SMEs của Ngân hàng TMCP Sài Gòn trên địa bàn TP. HCM; từ đó đánh giá được những mặt thành tựu, những mặt hạn chế, những khó khăn và những nguyên nhân của sự tồn tại và hạn chế đó để đề ra giải pháp phù hợp cho việc nâng cao hơn nữa chất lượng cho vay đối với các SMEs tại đơn vị.
- Trên cơ sở định hướng phát triển của các SMEs trong thời gian tới, luận văn cũng đã đưa ra được hệ thống giải pháp, kiến nghị và đề xuất có khả năng ứng dụng trong thực tế đối với SMEs và SCB TP. HCM. Việc thực hiện các giải pháp không nhất thiết phải theo một trình tự nhất định mà phải thực hiện đồng bộ từ các ngành, các cấp có liên quan, bản thân các SMEs, Ngân hàng TMCP Sài Gòn TP. HCM thì mới có thể thực hiện được mục tiêu đề ra
- TÀI LIỆU TIẾNG ANH
- Ardic, O.,P., Mylenko, N. & Saltane, V. (2011). Small and Medium
Enterprises, A
Cross Country Analysis with an New Data Set. The World Bank Policy Research Paper 5538. The World Bank - Financial and Private Sector Development.
- Basel. (1999). Principles for the management of credit risk. US: Basel Committee
on Banking Supervision.
- Bessis, J. (2015). Risk Management in Banking (4 ed.). US: Wiley.
- Bùi Văn Vần, Vũ Văn Ninh. (2013). Tài Chính Doanh Nghiệp. Hà Nội: NXB Tài
Chính.
- Chính phủ. (2018). Nghị Định Quy Định Chi Tiết Một Số Điều Của Luật Hỗ Trợ
Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa (Nghị định số 39/2018/NĐ-CP). NGHỊ ĐỊNH SỐ: 39/2018/NĐ-CP. Hà Nội, Việt Nam: Chính phủ.
- Greuning, Hennie Van và Bratanovic, Sonja Brajovic. (2003). Analyzing and Managing Banking Risk: A Framework for Assessing Corporate Governance and Financial Risk. Universiteitsbibliotheek Gent: World Bank Publications
- .
- Hatten, T. S. (2011). Small Business Management: Entrepreneurship and
Beyond (5
ed.). Mason: South-Western Cengage Learning.
- Hoàng Thị Minh Nguyệt. (2012). Chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại ngân
hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc. Hà Nội: Trường Đại học Kinh tế.
- International Finance Corporation - IFC. (2010). IFC and Small and Medium enterprises. World Bank.
- Ishikawa, K. (1990). Quản lý chất ỉqợng theo phqơng pháp Nhật (1 ed.). Hà Nội:
Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật.
- Lê Bá Minh Long. (2011). Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh
nghiệp nhỏ
và vừa tại Ngân hàng TMCP Phương Đông. TP.HCM: Trường Đại học kinh tế TP.HCM.
- Lê Thị Mận & Lý Hoàng Ánh. (2013). Tiền tệ ngân hàng. Tp. Hồ Chí Minh: NXB
Đại học quốc gia.
- Lê Thị Việt Hà. (2017). Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân. Hà Nội: Trường Đại Học Ngoại Thương.
- Lê Văn Tề. (2010). Tín dụng ngân hàng . TP Hồ Chí Minh: NXB Giao thông vận
tải.
- Lê Xuân Bá, Trần Kim Hào & Nguyễn Hữu Thắng. (2006). Doanh nghiệp
nhỏ và
vừa của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Hà Nội: NXB chính trị quốc gia.
- Mai Thị Lệ Oanh. (2010). Giải pháp phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ
và vừa tại Ngân hàng Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Đông Sài Gòn. Tp.HCM: Trường Đại học Kinh Tế Tp.HCM.
- Munro, D. (2013). A Guide to Financing SMEs. New York: Palgrave Macmillan.
- Nguyễn Quang Toản. (2001). TQM & ISO 9000. Thiếp lập hệ thống quản lý tập
trung vào chất ỉượng và hướng vào khách hàng. TPHCM: NXB Đại học Quốc gia TPHCM.
- Nguyễn Thị Anh Đào. (2015). Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Cho Vay Đối Với
Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Chi Nhánh Tỉnh Phú Yên. TP. HCM, Việt Nam: Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Văn Tiến. (2014). Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ Ngân hàng thương
mại. Hà Nội: NXB Thống kê. 4
- Phạm Phương Thảo. (2016). Nâng Cao Chất Lượng Cho Vay Doanh Nghiệp Nhỏ
Và Vừa Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam - Chi Nhánh Đền Hùng. Hà Nội: Trqờng Đại Học Kinh Tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Phan Thị Cúc, Đoàn Văn Huy và Nguyễn Văn Kiên. (2008). Giáo trình tín dụng
ngân hàng (1 ed.). TP.HCM: NXB Thống Kê.
- Quốc Hội. (2017). Luật các Tổ chức tin dụng. Số: 07/VBHN-VPQH. Hà Nội, Việt
Nam: Văn phòng Quốc Hội.
- SCB. (2019). Quy định tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ dành cho nhân viên
giao dịch
SCB. TP. HCM: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn.
- Tổng cục Thống kê. (2019). Tình hình kinh tế-xã hội năm 2019. Hà Nội:
Tổng cục
Thống kê.
- Trần Kiên Nghị. (2017). Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng
Tại Ngân Hàng TMCP Phát Triển TPHCM - HDBank Chi Nhánh Vũng Tàu. Bà Rịa - Vũng Tàu: Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Trương Quang Thông. (2010). Tài trợ tín dụng Ngân hàng cho các doanh nghiệp
nhỏ và vừa - Một nghiên cứu thực nghiệm tại khu vực Tp.HCM. TPHCM: NXB Tài Chính.
- PHỤ LỤC
- PHỤ LỤC 1
- NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
- 1. Định nghĩa từ
- Quản lý rủi ro tín dụng: là việc nhận dạng, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng.
- Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động tín dụng của SCB do Khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết.
- Hạn mức rủi ro tín dụng: là giá trị/tỷ lệ tối thiểu hoặc tối đa của các chỉ tiêu rủi ro tín dụng được thiết lập dựa trên khẩu vị rủi ro của SCB và phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Hạn mức rủi ro tập trung tín dụng: bao gồm
- J Hạn mức cấp tín dụng cho một Khách hàng, Khách hàng và người có liên quan so với tổng dư nợ;
- J Hạn mức tập trung tín dụng cho sản phẩm, ngành, lĩnh vực trên cơ sở tỷ trọng dư nợ của sản phẩm, ngành, lĩnh vực so với tổng dư nợ.
- Danh mục tín dụng: tùy theo nhu cầu quản lý của SCB trong từng thời kỳ, danh mục tín dụng được hiểu là:
- J Danh mục các đối tượng Khách hàng, sản phẩm, ngành, lĩnh vực, loại hình đảm bảo được SCB phân bổ Hạn mức rủi ro tín dụng; và
- J Danh mục các đối tượng Khách hàng, sản phẩm, ngành, lĩnh vực được SCB phân bổ Hạn mức rủi ro tập trung tín dụng; và
- J Danh mục sản phẩm theo Chính sách tín dụng của SCB trong từng thời kỳ hoặc
- J Danh mục tín dụng khác do Tổng Giám đốc quy định.
- Nhận dạng rủi ro tín dụng: là quá trình tìm kiếm và phân loại rủi ro tín dụng để xác định nguyên nhân rủi ro tín dụng, nguồn gốc rủi ro tín dụng và rủi ro mới gây ảnh hưởng đến việc hoàn thành mục tiêu hoặc có khả năng xảy ra tổn thất làm giảm thu nhập, vốn chủ sở hữu của SCB.
- Đo lường rủi ro tín dụng: là quá trình sử dụng các phương pháp định lượng, định tính nhằm tính toán, đánh giá mức độ rủi ro tín dụng đã được nhận dạng.
- Theo dõi rủi ro tín dụng: là quá trình giám sát các trạng thái rủi ro tín dụng và so sánh với các giới hạn đã được phê duyệt, theo dõi các dấu hiệu cảnh báo sớm nhằm xác định các đối tượng có thể gây ra rủi ro và mức độ rủi ro có thể xảy ra.
- Kiểm soát rủi ro: là quá trình kiểm soát trạng thái rủi ro tín dụng theo các giới hạn đã được phê duyệt và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu, xử lý kịp thời các rủi ro tín dụng.
- Nhân viên kinh doanh: là các cấp nhân viên/chuyên viên/trưởng nhóm tại các Phòng/bộ phận nghiệp vụ sau:
- J Phòng Khách hàng Cá nhân/Phòng Khách hàng Doanh nghiệp/Phòng Kinh doanh tại Chi nhánh.
- J Phòng Dịch vụ khách hàng/Phòng Dịch vụ khách hàng cao cấp.
- J Bộ phận kinh doanh/Bộ phận dịch vụ khách hàng tại Phòng Giao dịch.
-
2 - Những chữ viết tắt
-
- - NHNN - : Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
-
- - TCTD - : Tổ chức tín dụng.
-
- - K.QLRR - : Khối Quản lý rủi ro. -
- CCN- K.DVNH&T cá nhân.- : Khối Dịch vụ ngân hàng và Tài chính
-
- - K.DN - : Khối Doanh nghiệp.
- - - QLRRTD - : Quản lý rủi ro tín dụng. - - - HMRRTD - : Hạn mức rủi ro tín dụng. - - - HMRRTTTD - : Hạn mức rủi ro tập trung tín dụng. - - - DMTD - : Danh mục tín dụng. - -- TSBĐ - : Tài sản bảo đảm.
- Điều 5. Nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng
- QLRRTD được thực hiện trong suốt quá trình xem xét, thẩm định, phê duyệt, quản lý tín dụng đảm bảo tuân thủ quy định của NHNN và quy định của pháp luật liên quan.
- Quy trình QLRRTD phải đảm bảo nhận dạng đầy đủ, đo lường chính xác và theo dõi thường xuyên để kịp thời phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro.
- Tổ chức QLRRTD theo hướng tập trung, thống nhất, toàn diện và vận hành độc lập với hoạt động kinh doanh.
- Bảo đảm tính minh bạch và công khai, an toàn, hiệu quả trong mọi hoạt động QLRRTD.
- Bảo đảm tính linh hoạt, chủ động ứng phó với mọi loại rủi ro có khả năng phát sinh.
- - Triển khai thực hiện QLRRTD phù hợp với kế hoạch/mục tiêu kinh doanh, khẩu vị rủi ro, chiến lược QLRRTD và mục tiêu quản lý các rủi ro trọng yếu khác của SCB.
- Điều 6. Phương pháp, mô hình đo lường rủi ro tín dụng
- Mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ
- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là một công cụ đo lường rủi ro tín dụng thông
qua phương pháp đánh giá Khách hàng bằng thang điểm thống nhất dựa vào các thông tin tài chính và phi tài chính của Khách hàng.
- Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ được sử dụng trong suốt quá trình thẩm định cấp
tín dụng, theo dõi định kỳ, rà soát và đánh giá đột xuất khoản cấp tín dụng.
- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Mô hình xếp hạng phải lượng hoá các tiêu chí để đánh giá khả năng (xác suất) Khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ theo thỏa thuận (bao gồm cả các yếu tố kinh tế - xã hội vĩ mô, môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của Khách hàng).
- Có cơ sở dữ liệu và các phương pháp quản lý dữ liệu để lượng hóa rủi ro tín dụng
theo yêu cầu.
- Kết quả của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải được đánh giá độc lập.
- Có đầy đủ thông tin về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để cung cấp theo yêu cầu
của kiểm toán nội bộ, tổ chức kiểm toán độc lập và các cơ quan chức năng khác khi thực hiện kiểm toán nội bộ, thanh tra, giám sát, kiểm toán độc lập.
- Phương pháp xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ:
- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được thực hiện theo một trong 03 phương pháp
sau:
- Phương pháp dựa trên phân tích thống kê: Dựa vào phương pháp toán thống kê để
phân tích số liệu trong một khoảng thời gian nhất định đối với Khách hàng có quan hệ tín dụng với SCB.
- Phương pháp dựa trên ý kiến chuyên gia: Là phương pháp tính các yếu tố rủi ro của
Khách hàng dựa vào phương pháp chuyên gia có kết hợp sử dụng một số thuật toán thống kê. Theo đó, các nhân tố dự báo rủi ro, có khoảng giá trị chuẩn, các thang
- điểm nhân tố cho từng khoảng giá trị chuẩn và trọng số
các nhân tố được dựa trên
kinh nghiệm của các chuyên gia tín dụng.
- Phương pháp hỗn hợp: Là phương pháp kết hợp cả hai phương pháp dựa trên phân
tích thống kê và phương pháp dựa trên ý kiến chuyên gia.
- Phương pháp thống kê
- SCB sử dụng phương pháp thống kê để đo lường rủi ro tín dụng đối với từng Khách
hàng và DMTD: dựa trên việc thống kê các số liệu thực tế trong hoạt động tín dụng tại SCB, SCB thực hiện tính toán các rủi ro phát sinh đối với từng Khách hàng và