Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHAN SÀI GÒN TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 110 - 112)

8. Kết cấu dự kiến của luận văn

3.2.3.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn

- Là một đơn vị phụ thuộc hoạt động theo qui chế chung và có sự chỉ

đạo của

Ngân hàng TMCP Sài Gòn, nên bên cạnh những giải pháp cụ thể tại Ngân hàng, luận văn cũng có một số kiến nghị đối với hội sở nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng đối với đối tượng SMEs góp phần phát triển kinh tế TP. HCM nói riêng và của cả nước nói chung.

- N- Cần phải có một cơ chế thông thoáng hơn trong việc giao chỉ tiêu

cho các

- Hàng năm SCB TP. HCM hoạt động dựa vào chỉ tiêu của Ngân hàng TMCP

Sài Gòn. Tuy nhiên trong những năm gần đây Ngân hàng đều hoàn thành chỉ tiêu trước hạn, trong tình huống đó SCB thường ưu tiên tín dụng cho những khách hàng lớn hơn là các SMEs. Một số khách hàng nhỏ muốn đặt quan hệ tín dụng với ngân hàng nhưng bị từ chối nhiều lần buộc họ phải tìm đến các NHTMCP khác với lãi suất cao hơn nhưng thủ tục lại đơn giản hơn rất nhiều. Do đó về phía Hội sở cần phải xem xét lại vấn đề này và phải có biện pháp thông thoáng hơn, có như vậy thì mới có thể tạo được nhiều mối quan hệ tín dụng hơn đối với các SMEs là mầm mống của những doanh nghiệp lớn trong tương lai. Ngoài ra, TP. HCM còn có một số ngành kinh tế đặc thù như nông, thủy sản, dịch vụ du lịch, khai thác. Do đó trong quá trình cho vay SCB có thể cho phép Ngân hàng cho vay các điều kiện đặc thù theo từng ngành nghề của địa phương.

- -ộ- Cần phải xây dựng cho mình một qui trình cho vay bán lẻ hiệu quả

- Xu hướng phân khúc thị trường các ngân hàng thành các thị trường các công

ty lớn, SMEs và cá nhân để có cách phục vụ theo hướng chuyên nghiệp là rất cần thiết. Lúc nào cũng xem họ như các DN lớn thì không phù hợp.

- Hiện nay, sử dụng công nghệ cho vay bán lẻ đối với các SMEs đã được phổ

biến rộng rãi. Việc áp dụng công nghệ cho vay bán lẻ hiện đại giúp SCB có khả năng tăng hiệu quả trong việc quan hệ với các SMEs trong mạng lưới hoạt động của mình.

- ■& SCB cần đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng và dịch vụ ngân hàng

- Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng ngân hàng phù hợp với đặc thù doanh

nghiệp sẽ tạo nhiều thuận lợi cho giao dịch tín dụng của ngân hàng và khách hàng. Một hệ thống các sản phẩm đa dạng phù hợp với từng loại hình khách hàng giúp mở rộng tín dụng và phân tán rủi ro, nhất là nhu cầu đa dạng của các SMEs.

- Giải pháp hoàn thiện và bổ sung các sản phẩm phù hợp với đối tượng khách

hàng các SMEs được thực hiện theo hai hướng là thiết kế lại các sản phẩm hiện có cho phù hợp với các SMEs và nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. Trên cơ sở đó

- ban hành hệ thống các văn bản hướng dẫn các Ngân

hàng cho từng loại sản phẩm

riêng biệt.

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHAN SÀI GÒN TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w