Các kiến nghị đối với Chính Phủ, chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHAN SÀI GÒN TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 112 - 116)

8. Kết cấu dự kiến của luận văn

3.2.3.2 Các kiến nghị đối với Chính Phủ, chính quyền địa phương

ban ngành có liên quan:

- ộ về phía Chính phủ

- Chính phủ cần phải có kế hoạch phát triển SMEs trong từng giai đoạn cụ thể, và phải ủy quyền cho UBND cấp tỉnh thực hiện điều này. Kế hoạch phải được cụ thể hóa chi tiết tránh trường hợp chung chung, trách nhiệm được giao phải cụ thể từng ban ngành có liên quan, nếu không sẽ không tạo được sự đồng thuận giữa các cơ quan quan chức năng trong việc thực thi chính sách hỗ trợ các SMEs trong quá trình phát triển.

- Chương trình hỗ trợ lãi suất cho các SMEs trong thời gian qua có vai trò rất lớn trong việc kích thích các DN phát triển. Tuy nhiên chương trình này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và trong quá trình hỗ trợ cũng xảy ra nhiều tiêu cực cả về phía doanh nghiệp và ngân hàng. Vì thế trong thời gian tới chính phủ có thể đưa ra nhiều chương trình hỗ trợ mới, có thể là hỗ trợ lãi suất, hoặc hỗ trợ đối với một số ngành quan trọng như nông nghiệp, thủy sản, chăn nuôi... Tuy nhiên trong quá trình hỗ trợ cần phải có kế hoạch giám sát chặt chẽ từ phía Chính phủ tránh trường hợp đã xảy ra tiêu cực thì mới làm động thái làm công tác thanh tra, kiểm tra.

- Chính phủ cần phải tăng cường hỗ trợ quỹ bảo lãnh tín dụng phát huy vai trò của mình trong việc bảo lãnh các SMEs và có kế hoạch kiểm tra quá trình thực hiện trên địa bàn TP. HCM, tránh trường hợp thành lập cho có nhưng khi đi vào hoạt động thì hiệu quả lại không cao.

- Có chính sách hỗ trợ xuất khẩu cho các SMEs:

- TP. HCM là tỉnh có tiềm năng về các mặt hàng xuất khẩu rất lớn như thủy sản,

lúa, gạo. Tuy nhiên đối với các SMEs vấn đề tìm thị trường xuất khẩu là một vấn đề nang giải. Xuất phát từ trình độ quản lý, trình độ ngoại ngữ yếu kém nên chuyện tự

-tìm thị trường xuất khẩu cho mình là điều không dễ. Do

đó về phía Chính phủ nên

có nhiều chương trình hợp tác hơn với nhiều quốc gia trên thế

giới nhất là thủy sản,

lúa gạo, xi măng..., đồng thời có thể thông tin, tạo điều

kiện cho các SMEs ở TP.

HCM có điều kiện tiếp cận với những thị trường này, làm cầu

nối giao thương để

các SMEs có cơ hội tìm đối tác cho mình. - - Chính sách thuế:

- Trước tiên Chính phủ cần có chính sách giảm thuế xuất khẩu hàng hóa và thuế

nhập khẩu thiết bị công nghệ đối với SMEs nhằm khuyến khích các DN đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa và tăng cường đầu tư cho máy móc thiết bị công nghệ, thậm chí trong khâu đăng ký lệ phí trước bạ cũng cần phải ưu đãi vì một số tài sản có giá trị lớn nếu áp dụng mức lệ phí trước bạ cao cũng không khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, hoặc trong quá trình chuyển nhượng tài sản một số doanh nghiệp ngại đóng loại phí này nên để ngoài sổ sách không đưa vào báo cáo kế toán của doanh nghiệp.

- Nên có chính sách ưu đãi thuế TNDN đối với các SMEs mới thành lập, thực tế

luật thuế TNDN chỉ mới ưu đãi cho các doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư thuộc vùng miền được miễn giảm chứ chưa có chính sách ưu đãi thuế TNDN chung cho các SMEs.

- -ộ- Đối với Ngân hàng nhà nước:

- Ngân hàng nhà nước cần ban hành qui chế tín dụng riêng dành cho các SMEs

làm cơ sở cho các NHTM thực hiện. Bên cạnh đó cũng ban hành qui định mỗi NHTM tùy theo qui mô nguồn vốn phải dùng biên độ nhất định của nguồn vốn để cho vay SMEs. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng ưu tiên vốn cho các SMEs trong một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nông, thủy sản để tạo điều kiện cho các SMEs phát triển.

- Trong kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, vai trò của các hiệp hội

SMEs ngày càng khẳng định được vai trò và vị trí của mình. Đó là điều kiện giúp cho DN tổ chức các quan hệ liên kết, liên doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời cũng là cầu nối giữa DN với cơ quan nhà nước, giúp cho DN tham gia vào việc hoạch định thể chế, chính sách quản lý kinh tế. Đây cũng là một nội dung mà Việt Nam đã cam kết trong khi gia nhập WTO, để thể chế chính sách phản ánh đúng nội dung đổi mới của Việt Nam và phù hợp các quy định trong WTO. Chính phủ phải tạo điều kiện thuận lợi và có biện pháp hỗ trợ hơn nữa cho Hiệp Hội SMEs Việt Nam, để đơn vị này thật sự trở thành một “nhạc trưởng” - một cơ quan chuyên trách có tiếng nói quan trọng trong hoạch định các chính sách cũng như định hướng phát triển cho các SMEs. Hiệp hội SMEs

có nhiệm vụ hàng năm tập hợp những phân tích, nghiên cứu, định hướng cho các

SMEs và khi đó Hiệp hội sẽ thu hút được đông đúc loại hình DN này tham gia hơn hiện nay.

- -ộ- về phía Chính quyền

- - UBND TP. HCM phải sớm xây dựng cho mình chiến lược phát triển các

SMEs giai đoạn từ đây đến năm 2025 một cách cụ thể.

- Các SMEs là khu vực kinh tế năng động nhưng cũng dễ bị tác động nhất trong

các khu vực kinh tế trong tiến trình hội nhập. Do đó UBND tỉnh cần chủ động xây dựng chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện đặc thù của TP. HCM, để các doanh nghiệp có cở sở dựa vào đó xây dựng định hướng phát triển cho riêng mình hoặc kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với tiến trình hội nhập. Việc thành lập Ban chỉ đạo hội nhập kinh tế quốc tế của TP. HCM giai đoạn 2015-2025 là rất thích hợp, tuy nhiên Ban chỉ đạo này cần phải nhanh chóng đẩy mạnh hoạt động của mình trong việc phân tích những lĩnh vực mà TP. HCM chịu nhiều tác động trong quá trình gia nhập WTO. Qua đó, Ban chỉ đạo nên tiến hành rà soát, xây dựng lại cơ chế, chính sách, văn bản của tỉnh liên quan đến việc thực thi hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của WTO, ban hành quy định về khuyến khích ưu đãi đầu tư trên

-địa bàn tỉnh phù hợp với luật doanh nghiệp, luật đầu tư

và xu thế hội nhập. Hỗ trợ

các DN trên địa bàn nâng cao năng lực cạnh tranh, xúc tiến

đầu tư mở rộng thị

trường, thu hút đầu tư và thực hiện các giải pháp về đào tạo

nguồn nhân lực cho các

DN.

- Về phía Chính phủ và TP. HCM cũng phải có chính sách cụ thể và thiết thực để hỗ trợ mặt bằng sản xuất ổn định, lâu dài cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các cơ quan chức năng của Nhà nước cần có các hành động cụ thể hơn nữa trong việc hỗ trợ thông tin về cơ chế, chính sách chế độ, thông tin về thị trường giá cả, về công nghệ, kỹ thuật cho các SMEs. Các ban ngành Tỉnh cần công khai, minh bạch hóa thông tin về quy hoạch, phát triển kinh tế xã hội nói chung và quy hoạch, phát triển vùng, khu vực, ngành nghề cụ thể đồng thời công khai rộng rãi trên các thông tin đại chúng để các SMEs kịp thời nắm bắt để có định hướng phát triển phù hợp. Ngoài ra, các cấp chính quyền cần tháo gỡ những khó khăn trong thủ tục cấp đất, thuê đất, giải phóng mặt bằng... để tạo điều kiện thuận lợi cho DN phát triển.

- Phát triển mô hình vườn ươm doanh nghiệp: UBND TP. HCM nên có chính sách khuyến khích thành lập vườn ươm doanh nghiệp để thực hiện hỗ trợ có thời hạn cho doanh nghiệp trong giai đoạn khởi sự theo quy trình và có hệ thống, thông qua việc cung cấp cho các doanh nghiệp được ươm tạo không gian, các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và các nguồn lực cần thiết nhằm giúp các doanh nghiệp hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh của mình.

- Đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở, sở hữu công trình xây dựng, nhà xưởng cho các DN; đồng thời có cơ chế thông thoáng, đơn giản hơn, có nhiều ưu đãi về phí, thuế có liên quan để khuyến khích các DN chủ động thực hiện, từ đó để DN có những giấy tờ cần thiết đưa vào giá trị tài sản doanh nghiệp làm cơ sở thế chấp vay vốn ngân hàng.

- Về phía Cục Thuế TP. HCM: Tăng cường kiểm tra, giám sát các DN có hành vi gian lận, hoặc ghi sổ sách kế toán không đúng thực tế và xử lý các doanh này theo đúng quy định. Khuyến khích các doanh nghiệp nên thuê riêng một kế toán để

- ghi chép sổ sách kế toán phát sinh hàng ngày, tránh

trường hợp thuê kế toán bên

ngoài nhằm mục đích đối phó với cơ quan thuế. Điều này sẽ làm

cho thông tin báo

cáo tài chính của doanh nghiệp bị sai lệch làm ảnh hưởng đến

tình hình thẩm định,

xét duyệt cho vay của Ngân hàng.

-Quy mô nhỏ lại luôn khó khăn về vốn nên hầu hết các SMEs TP. HCM không đủ kinh phí để đầu tư, nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động. Đây là một lực cản mà tất cả các doanh nghiệp đều gặp và cần phải quyết tâm vượt qua vì sự tồn tại của bộ phận doanh nghiệp này trong điều kiện hội nhập hiện nay. Liên kết đào tạo giữa trường Đại học và SMEs là nhu cầu khách quan xuất phát từ lợi ích của cả hai phía. Do đó, mối liên kết này vừa mang tính tất yếu, vừa mang tính khả thi cao trong việc đáp ứng lao động cho doanh nghiệp. Thông qua DN, các Trường có thể nắm bắt chính xác nhu cầu của DN, xây dựng nội dung, chương trình phù hợp; ngược lại nhờ mối liên kết mà các DN có thể tuyển dụng và sử dụng ngay số lượng lao động theo nhu cầu của mình. Và Nhà nước cần phải có cơ chế tài chính hỗ trợ mối liên kết này.

-- Giảm bớt thủ tục hành chính trong khâu đăng ký kinh doanh và phải có kế hoạch giám sát thực thi vốn đăng ký kinh doanh trong giấy phép. Hiện nay đa phần các SMEs khi đăng ký kinh doanh thường vốn thực tế hoạt động không đúng với giấy phép kinh doanh, một số doanh nghiệp đăng ký vốn nhỏ hơn vốn thực tế vì muốn giảm thuế phải nộp. Một số doanh nghiệp có hoạt động đấu thầu như xây dựng, cung cấp thiết bị công nghệ thì kê khai vốn đăng ký kinh doanh lớn gấp nhiều lần so với thực tế vì muốn nâng cao năng lực đầu thầu. Điều này gây nhiều khó khăn cho Ngân hàng khi muốn đánh giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp khi cho vay.

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHAN SÀI GÒN TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 112 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w