Bài học kinh nghiệ mở NHTM cổ phần Ngoại Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHAN SÀI GÒN TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 46 - 48)

8. Kết cấu dự kiến của luận văn

1.4.1. Bài học kinh nghiệ mở NHTM cổ phần Ngoại Thương Việt Nam

• Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) đã triển khai hệ thống bảo lãnh tín dụng SMEs, hợp tác với Ngân hàng trong khu vực và các NHTM khác khác thực hiện cho vay đối với các SMEs. Vietcombank đã xây dựng nhiều mô hình đa dạng về cho vay SMEs trên cơ sở mối quan hệ người cho vay - đi vay với các SMEs, nội dung chủ đạo của mô hình mà Vietcombank thiết kế là “ba nền tảng và một tổ chức” (nền tảng quản lý, cho vay, bảo lãnh). Theo đó Vietcombank thực hiện hỗ trợ tài chính, chính quyền địa phương chịu trách nhiệm điều phối tín dụng, cấp các khỏan vay và hỗ trợ quản lý, các công ty bảo lãnh cung cấp bảo lãnh, còn các tổ chức hiệp hội giám sát. Nên Vietcombank đã đưa ra các tiêu chí để hạn chế rủi ro như:

- Minh bạch hóa thông tin tài chính tài chính là điều kiện bắt buộc đối với SMEs.

- Cập nhật các chính sách hỗ trợ của chính phủ đối với SMEs để đẩy mạnh chất lượng dịch vụ cũng như tạo điều kiện để SMEs tiếp cận với nguồn vốn vay của chính ngân hàng.

- Tăng cường liên kết với các ngân hàng để có thêm các thông tin tình hình tài chính, kinh doanh đối với SMEs

- Xem xét, đánh giá các tài sản thế chấp của SMEs

- Các SMEs cần có sự minh bạch về các thông tin tài chính.

- Các SMEs cần chủ động xây dựng và xác định cụ thể kế hoạch kinh doanh, triển vọng kinh doanh dựa trên nắm bắt kịp thời các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, duy trì các chỉ số tài chính an toàn nhằm đáp ứng yêu cầu của ngân hàng và sử dụng vốn vay hiệu quả nhất.

• - Ngoài ra, SMEs cần có phương án giảm thiểu sự phụ thuộc vào tài sản thế chấp thông qua việc mua bảo hiểm phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh.

1.4.2 Bài học kinh nghiệm ở Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh

• Với nguồn nhân lực trẻ đồng thời có trình độ chuyên môn cao, ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) đã chủ động tìm ra những biện pháp nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của các SMEs, nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng quản lý rủi ro tín dụng. Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, quy mô tăng trưởng dư nợ tín dụng khách hàng SMEs, tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với khách hàng SMEs trên tổng dư nợ vẫn còn khiêm tốn và hạn chế, lợi nhuận đem lại từ đối lượng khách hàng này chưa cao trong khi chi phí bỏ ra không hề thấp. Tỷ lệ nợ xấu đối với đối tượng khách hàng này cũng ở mức khá cao là 3.5% cho thấy chất lượng công tác thẩm định khách hàng và chất lượng công tác quản trị rủi ro vẫn còn chưa hiệu quả. Đặt trong bối cảnh thị trường hiện nay, khách hàng SME đang là ưu tiên phát triển, là mục tiêu chiến lược của rất nhiều các Ngân hàng khác khiến cho áp lực cạnh tranh trong phân khúc này rất cao, đòi hỏi các Ngân hàng phải đầu tư nhiều nguồn lực để tìm ra các giải pháp phát triển hoạt động cho vay.

• Tuy nhiên việc phát triển các sản phẩm cho vay tại đơn vị chưa phát triển, việc chấp hành quy trình quy chế của HDBank còn nhiều hạn chế, hiệu quả công tác thẩm định tín dụng chưa cao, hạn chế trong trình độ của cán bộ tín dụng, công tác tiếp thị, chăm sóc khác hàng chưa hiệu quả, chính sách cho vay SMEs chưa được quan tâm đúng mức, chưa có quy trình cho vay riêng đối với SMEs gây ra sự phức tạp, rắc rối và mất thời gian cho cả phía ngân hàng và cả phía doanh nghiệp, hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ chưa hoàn thiện. Những hệ lụy từ khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng nhiều đến khả năng trả nợ của nhiều doanh nghiệp, do đó nợ quá hạn và nợ xấu của Ngân hàng gia tăng. Việc chồng chéo của hệ thống văn bản pháp luật hiện nay không những gây khó khăn cho Ngân hàng mà còn gây khó khăn cho khách hàng, bên cạnh đó một số khách hàng đã lợi dụng những khe hở này của pháp luật để chiếm dụng vốn của chính ngân hàng.

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHAN SÀI GÒN TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w