Như trên đã đề cập, chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh mức độ rủi ro và khả năng sinh lời trong hoạt động tín dụng của một ngân hàng, nó thể hiện sức mạnh của một ngân hàng trong quá trình cạnh tranh trên nền kinh tế thị trường. Do đó, để nhìn nhận một ngân hàng mạnh hay yếu thì phải đánh giá được chất lượng tín dụng.
Các chỉ tiêu nhằm đánh giá một cách chính xác nhất về chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại
• Tỷ lệ nợ quá hạn (%)
Tỷ lệ nợ quá hạn = (Nợ quá hạn / Tổng dư nợ) x 100%
Nợ quá hạn là hiện tượng phát sinh từ mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo khi người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình cho ngân hàng đúng hạn. Nó là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.
Tỷ lệ nợ quá hạn thể hiện trong 100 đồng dư nợ hiện hành có bao nhiêu đồng đã quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ chất lượng tín dụng thấp và ngược lại. Đây là một chỉ tiêu cơ bản được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay và đôn đốc thu hồi nợ.
• Tỷ lệ nợ xấu (%)
Tỷ lệ nợ xấu = (Nợ xấu / Tổng dư nợ) x 100%
Năm nhóm nợ của NHTM được chia như sau:
Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng hạn.
Nhóm 2: nợ cần chú ý, bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.
Nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi gốc và lãi khi đến hạn.
Nhóm 4: nợ nghi ngờ, bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng tổn thất cao. Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn, bao gồm nợ được đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.
Tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu vô cùng quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Chỉ tiêu này cho thấy thực chất chất lượng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. “Nợ xấu” (Non- Performance Loan - NPL) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. Đối với các khoản nợ này, thì khả năng thu hồi vốn của ngân hàng là tương đối khó, do đó có thể nói rủi ro đối với các khoản nợ xấu của ngân hàng là rất cao. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém, và ngược lại.
• Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn
Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn = (Nợ nhóm 5 / Tổng dư nợ) x 100%
Nợ có khả năng mất vốn chính là nợ nhóm 5. Tỷ lệ này cho thấy trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng hay trong tổng dư nợ quá hạn của ngân hàng có bao nhiêu phần trăm có thể bị mất vốn. Tỷ lệ này càng cao thì chất lượng tín dụng càng thấp, nguy cơ ngân hàng không thu hồi được khoản tín dụng đã cấp càng lớn gây ra tổn thất
càng cao
• Tỷ lệ trích lập dự phòng (%)
Tỷ lệ trích lập DPRR tín dụng = (Số tiền trích lập DPRR tín dụng / Tổng dư nợ) x 100%
Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có
thể xảy ra do khách hàng của TCTD không thực hiện được nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của TCTD. Dự phòng rủi ro tín dụng bao gồm: Dự phòng chung và dự phòng cụ thể.
- Dự phòng chung: Là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể
trong các trường hợp khó khăn về tài chính của TCTD khi chất lượng các
khoản nợ
suy giảm. Các TCTD thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75%
tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, giá trị các khoản bảo
lãnh và
các cam kết cho vay không huỷ ngang và các cam kết chấp nhận thanh toán cho khách hàng.
- Dự phòng cụ thể: Là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra. Tỷ lệ trích lập dự phòng
cụ thể đối với nhóm nợ từ 1 đến 5 lần lượt là: Nhóm 1 (0%), nhóm 2 (5%),
nhóm 3
(20%), nhóm 4 (50%), nhóm 5 (100%). Riêng đối với các khoản nợ chờ
Chính phủ
xử lý thì được trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của TCTD. • Chỉ tiêu sinh lời từ hoạt động tín dụng
Ngoài các chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu... thì chất lượng tín dụng phải được phản ánh bởi tỷ lệ lợi nhuận và tỷ lệ sinh lời thu được từ hoạt động tín dụng, sau đây là công thức xác định:
Tỷ lệ lợi nhuận từ tín dụng = (Lãi từ tín dụng / Tổng lợi nhuận) x 100%
Chỉ tiêu này thể hiện trong 100 đồng tổng lợi nhuận thu được thì có bao nhiêu đồng thu được từ lãi hoạt động tín dụng. Lợi nhuận do hoạt động tín dụng mang lại chứng tỏ các khoản vay không những thu hồi được gốc mà còn cả lãi, đảm bảo an toàn
Tỷ lệ sinh lời của tín dụng = (Lãi từ tín dụng / Tổng dư nợ bình quân) x 100%
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng, nó cho biết số tiền lãi thu được trên 100 đồng dư nợ là bao nhiêu. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng càng cao.