- về thu chi lợi nhuận:
2.4.1. Kết quả đạt được
Mặc dù môi trường cho hoạt động tín dụng của các Ngân hàng TMCP phải chịu nhiều khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19, song được sự chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, sự giúp đỡ của các cơ quan hữu quan và sự nỗ lực của toàn bộ nhân viên trong Ngân hàng, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Chi nhánh Chợ Lớn trong những năm qua đã đạt được những thành tựu sau:
Dư nợ cho vay của Techcombank - Chi nhánh Chợ Lớn có sự tăng trưởng đều qua các năm, cho thấy được nỗ lực của Techcombank - Chi nhánh Chợ Lớn trong việc phát triển tín dụng trong giai đoạn vừa qua. Hoạt động tín dụng là hoạt động chính đem lại nguồn thu cho ngân hàng, do đó việc tăng trưởng tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng lợi nhuận của Techcombank - Chi nhánh Chợ Lớn. Chi nhánh đã có nhiều chương trình tín dụng ưu đãi lãi suất thấp, chương trình quà
tặng vay vốn, ... để thu hút khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của Chi nhánh trên địa bàn.
Phát triển được nền khách hàng với nhiều ngành nghề thương nghiệp... Bên cạnh việc phát triển nền khách hàng truyền thống, Techcombank Chi nhánh Chợ Lớnmở rộng cho vay các khách hàng mới với nhiều mục đích kinh doanh, tiêu dùng khác nhau, từ đó đa dạng hóa được danh mục cho vay của Chi nhánh.
Tỷ lệ cho vay có TSBĐ có xu hướng tăng qua các năm đến năm 2020 tỷ lệ này đã chiếm trên 87% tổng dư nợ, giúp cho Techcombank - Chi nhánh Chợ Lớn giảm RRTD và chi phí trích lập dự phòng.
Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 5% và tỷ lệ nợ xấu dưới 2%, luôn được kiểm soát chặt chẽ. Chi nhánh đã tích cực thực hiện các biện pháp để thu hồi nợ như: Phối hợp với các cơ quan chức năng để bán tài sản; tổ chức các đoàn kiểm tra nội bộ để rà soát kiểm tra hồ sơ, kịp thời tìm ra các rủi ro tiềm ẩn và đề ra giải pháp để xử lý nợ quá hạn, nợ xấu ngay khi vừa phát sinh.
Techcombank ban hành và hướng dẫn các quy trình, quy định về tín dụng, chính sách tín dụng rõ ràng, cụ thể để Techcombank - Chi nhánh Chợ Lớn thực hiện tốt công tác quản lý RRTD, tuân thủ chính sách, quy trình tín dụng. Tuân thủ nghiêm quy định về phân cấp thẩm quyền phán quyết, tránh lạm quyền trong phán quyết tín dụng.
Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam - Chi nhánh Chợ Lớn luôn đề cao vấn đề an toàn tín dụng, nâng cao vai trò kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, đảm bảo khách hàng luôn sử dụng đúng mục đích vay. Luôn yêu cầu chuyên viên khách hàng thường xuyên đốc thúc, nhắc nhở khách hàng thực hiện trả nợ gốc, lãi đúng hạn bằng nhiều biện pháp khác nhau. Công tác thu nợ hàng ngày, hàng tháng luôn được lãnh đạo từng đơn vị, lãnh đạo Chi nhánh đôn đốc nhắc nhở.
Những năm vừa qua, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Chi nhánh Chợ Lớn đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế của Thành phố. Kết quả ấy là nhờ có một chính sách tín dụng hợp lý đối với từng khoản vay, sự chỉ đạo đúng đắn của lãnh đạo ngân hàng và sự nỗ lực của các chuyên viên khách hàng. Với những biến động của thị trường cùng sự cạnh tranh của các ngân hàng trong cùng địa bàn, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Chi nhánh Chợ Lớn đã từng bước hoàn thiện cơ chế chính sách cho vay, có chiến lược thu hútkhách hàng, định hướng khách hàng mục tiêu để mở rộng mà vẫn đảm bảo chất lượng hoạt động cho vay.
2.4.2. Hạn chế
Bên cạnh những thành quả đạt được, Techcombank - Chi nhánh Chợ Lớn còn có một số hạn chế về CLTD dẫn đến một số mặt hoạt động chưa đạt được kế hoạch đề ra, cụ thể các hạn chế như sau:
Nợ xấu Techcombank chi nhánh Chợ Lớn: Thời gian qua được kiểm soát khá tốt với tỷ lệ nợ xấu giảm dần và dưới 2%. Tuy nhiên, xét về con số tuyệt đối thì không hề nhỏ, với 41.249 triệu đồng nợ xấu trong năm 2020 đòi hỏi chi nhánh cần xử lý hiệu quả các khoản nợ trong thời gian tới.
Tỷ lệ sinh lời tín dụng giảm dần qua các năm từ 5,98% năm 2018 xuống 5,41% năm 2019 và 4,98% năm 2020. Số liệu này cho thấy khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng giảm dần. Đây là biểu hiện không tốt và là một hạn chế trong chất lượng tín dụng của chi nhánh. Mặc dù dư nợ gia tăng liên tục: tăng 44,31% năm 2019 so với năm 2018 và tăng 20,24% năm 2020 so với 2019, nhưng tỷ lệ lãi trên dư nợ cho vay vẫn giảm xuống. Để nâng cao chất lượng tín dụng trong những năm tới thì chi nhánh cần khắc phục hạn chế này.
Các khoản vay tại chi nhánh chủ yếu dành cho vay mua chuyển nhượng bất động sản: đây là mảng cho vay tiểm ẩn nhiều rủi ro vì thị trường này rất nhạy cảm với lãi suất, các chính sách của Nhà nước, đặc biệt là rủi ro tín dụng khi Đại dịch Covid-19 bùng phát. Trong khi đó, các sản phẩm tín dụng khác như cho Vay du học, Vay mua ô tô, Vay sản xuất kinh doanh, Vay tiêu dùng, Vay cầm cố chứng từ có
Một số phát sinh sai phạm về mặt quy chế, quy trình tín dụng cũng như thủ tục cho vay vẫn còn xuất hiện tại Chi nhánh, cụ thể như: sản phẩm mới Hội sở đưa ra chưa được hướng dẫn cụ thể dẫn đến khi thực hiện CVKH chưa hiểu rõ và nắm hết bản chất của sản phẩm đưa ra, quy định tín dụng không thống nhất, dẫn đến thực hiện sai khi cấp tín dụng, thủ tục vay còn rườm rà, các điều kiện vay chưa thựchiện nghiêm ngặt, công tác kiểm tra, giám sát khoản vay chưa thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh, ... là những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng khoản vay do dựa trên những quyết định cho vay không chính xác và công tác quản lý sau cho vay còn chưa chặt chẽ.