Nguyên nhân từ phía Khách hàng

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CHỢ LỚN (Trang 80 - 84)

- về thu chi lợi nhuận:

2.4.3.3. Nguyên nhân từ phía Khách hàng

Khả năng đáp ứng các yêu cầu tín dụng thấp: thể hiện ở năng lực tài chính của khách hàng yếu, tài sản bảo đảm thiếu và không đầy đủ về tính pháp lý. Ngoài ra khách hàng không có đủ vốn đối ứng tối thiểu theo qui định tham gia vào dự án, năng lực quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng kém, thiếu nhạy bén. Mặt khác hoạt động chủ yếu bằng vốn vay NH, thường xuyên sử dụng vốn vay sai mụcđích, dùng vốn vay ngắn hạn để đầu tư tài sản cố định mà NH khó kiểm soát được vốn sau khi giải ngân, không có TSBĐ hoặc tài sản không đủ điều kiện thế chấp theo qui định ...

Tính trung thực của khách hàng kém: Phẩm chất đạo đức, uy tín và tính thiện chí của khách hàng kém có ảnh hướng xấu đến chất lượng tín dụng. Ngoài ra còn thể hiện trong việc cung cấp thông tin, cung cấp báo cáo tài chính cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Việc chấp hành pháp lệnh kế toán thống kê ở các doanh nghiệp chưa nghiêm, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Báo cáo tài chính không phản ánh đúng thực trạng tài chính doanh nghiệp. Điều này làm NH không có cơ sở pháp lý để phân tích, đánh giá tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Không kiểm soát được trạng thái vốn tín dụng mà NH đã cho doanh nghiệp vay.

Ngoài ra nhiều doanh nghiệp, nhiều khách hàng vay vốn cố tình làm giả giấy tờ sở hữu tài sản thế chấp NH vay vốn. Một tài sản vay nhiều NH, khai báo không đúng về giá trị tài sản, vị trí tài sản, dùng nhiều tài sản bảo lãnh để vay vốn NH sau đó chiếm đoạt vốn vay và bỏ trốn.

Những doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quy mô VCSH nhỏ: Năng lực tài chính của loại hình doanh nghiệp này không lành mạnh nên hạn chế khả năng đầu tư và khó đáp ứng được yêu cầu về mức vốn tự có tối thiểu để được vay vốn NH. Mức vốn tự có nhỏ khiến cho các doanh nghiệp dễ đổ bể khi đối mặt với những diễn biến bất thường trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ không đảm bảo tính minh bạch về các thông tin tài chính. Hệ thống báo cáo tài chính thường không đầy đủ, không cập nhật, kém tin cậy, nhiều hệ thống sổ sách kế toán khác nhau. NH không có cơ sở pháp lý để phân tích, đánh giá tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.

Sử dụng vốn vay kém hiệu quả: Do hạn chế về vốn và khả năng lập dự án, khả năng nắm bắt thông tin dẫn đến việc sử dụng các trang thiết bị, công nghệ lạc hậu, không đồng bộ, trình độ quản lý kém làm cho dự án thiếu khả thi và không đem lại hiệu quả. Tình trạng làm ăn thiếu trung thực, cố ý lừa đảo của một sốdoanh nghiệp, chiếm đoạt vốn NH là những nguyên nhân dẫn đến rủi ro khi cấp tín dụng cho thành phần kinh tế này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Từ kết quả hoạt động của Techcombank Chi nhánh Chợ Lớn giai đoạn 2018 - 2020, chương 2 của khóa luận đã phân tích và đánh giá hiệu quả các hoạt động cơ bản của Chi nhánh, bao gồm: hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay với khách hàng và kết quả hoạt động của Chi nhánh. Nhìn chung hoạt động huy động vốn và cho vay đều đạt được kết quả khả quan thể hiện ở tốc độ tăng trưởng hàng năm rất cao.

Về thực trạng chất lượng tín dụng tại Techcombank Chi nhánh Chợ Lớn, nội dung chương này đã đi sâu phân tích về thực trạng tín dụng về quy mô, cơ cấu tín dụng và thông qua các chỉ tiêu để đánh giá cụ thể chất lượng tín dụng, từ đó rút ra những kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó. Đây là những mặt tồn tại cần khắc phục, nội dung chương đã đưa ra các nguyên nhân cụ thể là cơ sở để khóa luận tiếp tục nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Techcombank Chi nhánh Chợ Lớn.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CHỢ LỚN (Trang 80 - 84)