Nhóm giải pháp nghiệp vụ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CHỢ LỚN (Trang 87 - 91)

- về thu chi lợi nhuận:

3.2.2.Nhóm giải pháp nghiệp vụ

Thứ nhất: Tuân thủ quy trình tín dụng

Cần phải đơn giản hóa thủ tục cho vay, gọn nhẹ mà vẫn đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng (Bỏ bớt một số mẫu như: “Bảng kê thông tin người có liên quan” vì nội dung của mẫu này đã được đề cập đầy đủ trong “Giấy đề nghị vay vốn” và “Tờ trình đề nghị giải ngân”; Xem xét giảm bớt số lượng Hợp đồng tín dụng được in ra

cho 01 khách hàng vay, hiện tại in 04 bản Hợp đồng tín dụng ngân hàng giữ 03 bản, khách hàng giữ 01 bản, việc này làm tăng chi phí cho ngân hàng và mất nhiều thời gian của CVKH, khách hàng vì phải ký tên nhiều lần).

Về việc áp dụng mẫu biểu trong quy trình tín dụng, việc chồng chéo mẫu biểu sẽ gây khó khăn cho CVKH khi áp dụng, tăng rủi ro nếu áp dụng không đúng. Hệ thống mẫu biểu hồ sơ tín dụng được áp dụng thống nhất do Hội sở chính ban hành. Do đó để việc áp dụng mẫu biểu được dễ dàng và thuận lợi thì Techcombank - Chi nhánh Chợ Lớn nên có những đề xuất với Hội sở chính Techcombank về việc chuẩn hóa hệ thống mẫu biểu tín dụng bán lẻ như Mẫu biểu của sản phẩm cho vay tiêu dùng hiện nay đã có nhiều mẫu biểu riêng: Mẫu cho vay tiêu dùng có TSBĐ; Mẫu cho vay tiêu dùng không TSBĐ, Mẫu cho vay tiêu dùng tín dụng hưu trí, Mẫu cho vay tiêu dùng cán bộ công chức viên chức, lực lượng vũ trang; Mẫu cho vay tiêu dùng tín dụng hưu trí chi nhánh Chợ Lớn; Mẫu cho vay tiêu dùng cán bộ công chức viên chức, lực lượng vũ trang chi nhánh Chợ Lớn....

Ngân hàng cần phải xem xét có thể rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay, tạo sự đơn giản, dễ hiểu trong hồ sơ tín dụng, phù hợp với trình độ của mọi khách hàng, đồng thời vẫn bảo đảm được những điều kiện cơ bản trong hoạt động cho vay. Ngân hàng thống nhất mẫu biểu và thực hiện một cách nhanh chóng các thủ tục này, một số thủ tục có thể làm thay khách hàng vì ngân hàng thực hiện sẽ nhanh hơn, đỡ tốn kém hơn, ngân hàng cần dành thời gian vào công tác giám sát thực tế vì đây mới là hoạt động mang tính chất quyết định đến CLTD của ngân hàng. Tuy nhiên, chi nhánh cần hiểu đúng bản chất của việc đơn giản hóa thủ tục cho vay. Đơn giản hóa không có nghĩa là làm một cách qua loa, hời hợt, xem nhẹ các thủ tục cần thiết.

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ cũng như toàn hệ thống. Tăng cường và bảo đảm sự thực chất trong kiểm tra, giám sát sau giải ngân, kiểm soát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, yêu cầu khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, nhận diện ngay các trường hợp có nguy cơ hoặc sử dụng vốn sai mục đích để xử lý kịp thời. Việc quản lý, kiểm soát sử dụng vốn vay phải được thiết lập bằng hồ sơ đầy đủ, chặt chẽ, lưu trữ đúng quy định. Công việc này có thể tiến hành định kỳ,thường xuyên hoặc đột ngột giúp cho ban lãnh đạo nắm rõ tình hình hoạt động tại chi nhánh, từ đó có giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.

Giám sát chặt chẽ các khoản nợ nhóm 1, các khoản nợ có nguy cơ tiềm ẩn rủi ro; không để phát sinh nợ nhóm 2, nợ xấu ngoài kế hoạch. Xử lý dứt điểm nợ nhóm 2, nợ xấu theo kế hoạch Techcombank giao. Chủ động thực hiện phương án xử lý thu hồi nợ có kết quả với từng khoản nợ xấu, đảm bảo công khai, minh bạch trong xử lý nợ, thu hồi tối đa, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật và của Techcombank. Đồng thời Techcombank - Chi nhánh Chợ Lớn cần tăng cường phối hợp và làm việc với các cơ quan chức năng tại địa bàn trong xử lý các tài sản bảo đảm để phục vụ quá trình xử lý nợ xấu.

Thứ hai: Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng

Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng trước cho vay:

Công tác thẩm định khách hàng được đánh giá là quan trọng nhất trong việc quyết định chất lượng của hoạt động tín dụng. Do đó Techcombank - Chi nhánh Chợ Lớn cần phải thực hiện những biện pháp như:

Xây dựng hệ thống thu thập cơ sở dữ liệu thông tin khách hàng, tạo nên một thư viện thông tin về khách hàng đã từng có quan hệ tín dụng với Chi nhánh để cho các CVKH có thể tra cứu và tham khảo. Trong dữ liệu về khách hàng không chỉ thể hiện nội dung về lịch sử tín dụng, mà còn thể hiện những mối quan hệ nhân thân, tư cách pháp lý, năng lực sản xuất kinh doanh, kinh nghiệm quản lý điều hành của khách hàng, các TSBĐ của khách hàng.... Từng CVKH cần tìm hiểu thông tin về các ngành nghề kinh doanh phổ biến để có năng lực thẩm định khả năng tài chính của khách hàng, kiểm tra tính khả thi của dự án trong công tác thẩm định dự án...

Đối với những tài sản nằm ở các địa bàn xã, đất vườn, đất ruộng, đất trống nằm quá xa cần có những biện pháp kiểm tra chặt chẽ trước khi nhận tài sản như phối hợp với địa chính tại địa phương, kiểm tra định vị trên Google Map. Đối với những tài sản quá rủi ro về pháp lý cũng như nằm ở vị trí quá xa nên hạn chế nhận thế chấp.

Công tác kiểm tra, giám sát khách hàng sau khi cho vay nhằm đôn đốc khách hàng thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết khi được cấp tín dụng, vấn đề này rất quan trọng trong việc đảm bảo CLTD. Cần thực hiện những giải pháp như sau:

Đề cao vai trò trách nhiệm của CVKH trong việc kiểm tra khách hàng sau khi cho vay, bố trí đoàn kiểm tra đột xuất (không có CVKH quản lý khách hàng tham gia) để kiểm tra thực tế việc sử dụng vốn của khách hàng.

Phòng Tổng hợp ở Chi nhánh rà soát và thông báo trên bản tin nội bộ của Chi nhánh những khoản vay quá hạn, có dấu hiệu nợ quá hạn để cảnh báo cho CVKH đôn đốc thu nợ, giảm dần dư nợ. Nâng cao vai trò kiểm soát rủi ro pháp lý và ngăn chặn vi phạm từ rủi ro đạo đức của CVKH gây ra. Định kỳ Phòng Tổng hợp của Chi nhánh nên thực hiện khảo sát giá trị tài sản đảm bảo trên địa bàn để có sự tổng hợp giá cả, đối với những khu vực có giá trị tài sản biến động mạnh, hoặc có sự rủi ro về mặt pháp lý như quy hoạch mới... thì yêu cầu CVKH đánh giá lại tài sản để phản ánh đúng giá trị thị trường, đảm bảo khả năng thanh khoản của tài sản hoặc yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản nếu giá trị tài sản sụt giảm nhiều.

Thứ ba: Quản lý nợ xấu

Công tác quản lý và xử lý nợ xấu luôn phải được chú trọng và tăng cường nhằm giảm thiểu rủi ro, một số giải pháp cần thực hiện như:

Định kỳ hàng tháng căn cứ vào tình hình báo cáo nợ quá hạn của các đơn vị trực thuộc, Lãnh đạo cần có biện pháp xử lý kịp thời, cử chuyên viên làm việc với khách hàng để tìm hiểu nguyên nhân, đảm bảo chủ động và có biện pháp xử lý ngay khi vừa phát sinh nợ quá hạn.

Phối hợp tốt với cơ quan có thẩm quyền (Chi cục thi hành án, Tòa án, Địa chính...) để xử lý TSBĐ của các khoản nợ xấu. Tích cực thực hiện công tác thanh lý, phát mãi TSBĐ để thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CHỢ LỚN (Trang 87 - 91)