Kiến nghị với Hội sở Techcombank

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CHỢ LỚN (Trang 95 - 100)

- về thu chi lợi nhuận:

3.3.2. Kiến nghị với Hội sở Techcombank

Thứ nhất, Cần tiếp tục đổi mới phương thức điều hành quản lý trong công tác tín dụng theo hướng tiếp tục thực hiện rà soát đánh giá tổng thể mô hình phân cấp phê duyệt tín dụng tại Hội sở chính và tại Chi nhánh để loại bỏ các khâu trùng lắp, rút ngắn quy trình tín dụng theo nguyên tắc vẫn đảm bảo các khâu độc lập (đề xuất, quản lý rủi ro, tác nghiệp), trong đó đặc biệt lưu ý cấp phê duyệt tín dụng phải có trách nhiệm trong việc chỉ đạo, định hướng về mặt chủ trương để đảm bảo tiết kiệm thời gian trong việc phê duyệt hồ sơ.

Thứ hai, Hội sở chính cần thường xuyên rà soát, ban hành, sửa đổi kịp thời các quy định về phân cấp ủy quyền một cách triệt để. Các quy trình, quy định trong hoạt động kiểm tra và quy định xử lý trách nhiệm sau thanh tra, kiểm tra được cần phải được bổ sung, hoàn thiện. Triển khai có hiệu quả các đợt kiểm tra trực tiếp theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu quả và chất lượng kiểm tra.

Thứ ba, Cần phải đổi mới trong công tác giao kế hoạch tín dụng, theo nguyên tắc hiệu quả tín dụng của từng chi nhánh là căn cứ chính làm cơ sở xác định giới hạntín dụng các Chi nhánh, giảm giới hạn tín dụng các Chi nhánh không có hiệu quả tín dụng hoặc hiệu quả thấp, ...

Thứ tư, Thực hiện giám sát chặt chẽ công tác phân loại nợ trong hệ thống, hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo hướng: Điều chỉnh, bổ sung một số ngành nghề và chỉ tiêu phi tài chính cho phù hợp với tình hình thực tế; Xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá suy giảm khả năng trả nợ đối với khách hàng không đủ điều kiện xếp hạng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Thứ năm, tăng cường hỗ trợ Chi nhánh trong công tác đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng thông qua việc tổ chức các khoá học ngắn hạn, dài hạn tại ngân hàng, cử cán bộ đi học tập thực tế tại các Chi nhánh để nâng cao trình độ chuyên môn, các kiến thức về quản trị kinh doanh tín dụng, marketing. Mặt khác cũng cần tăng cường số lượng cán bộ tín dụng để đáp ứng hơn nữa nhu cầu tín dụng đang ngày càng tăng lên.

Thứ sáu, thiết lập nhiều kênh trao đổi thảo luận giữa Hội sở chính và chi nhánh, giữa các chi nhánh thành viên để trao đổi thông tin, kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau.

Thứ bảy, cần có cơ chế động lực riêng đối với các Chi nhánh có chất lượng tín dụng tốt. Tạo động lực và khuyến khích các Chi nhánh tăng trưởng hoạt động tín dụng một cách vững chắc, ít rủi ro.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, tác giả đưa ra định hướng phát triển chung cho hoạt động tại Techcombank - Chi nhánh Chợ Lớn cũng như định hướng nâng cao CLTD đồng thời đưa ra các giải pháp nâng cao CLTD tại Techcombank - Chi nhánh Chợ Lớn: về chính sách tín dụng; Về quy trình tín dụng; Chính sách lãi suất; Chính sách đảm bảo tiền vay; Chính sách khách hàng; Nâng cao trình độ, năng lực làm việc cán bộ trong hoạt động tín dụng; Tăng cường vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng; Về công tác tổ chức và một số giải pháp khác. Trong các giải pháp trên, Techcombank - Chi nhánh Chợ Lớn cần chú trọng vào quy trình tín dụng, cụ thể là chú trọng nâng cao chất lượng công tác thẩm định, công tác kiểm tra kiểm soát, giám sát chặt chẽ các khoản nợ, tình hình dư nợ ở các nhóm; ngoài ra về chính sách tín dụng cũng cần được nâng cao chất lượng với việc thực hiện đúng chính sách tín dụng, chính sách theo định hướng phát triển, các quy định về lãi suất và phí suất; công tác tổ chức và nâng cao năng lực, phẩm chất của cán bộ ngân hàng cũng là yếu tố không kém phần quan trọng.

KẾT LUẬN

Kinh doanh tiền tệ của các NHTM là hoạt động kinh doanh mang tính tổng hợp với nhiều loại hình dịch vụ khác nhau, nhưng hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho các NHTM. Tuy nhiên, hoạt động này luôn tiềm ẩn rủi ro rất cao, do vậy vấn đề chất lượng tín dụng luôn phải được các NHTM đề cao.

Trên cơ sở sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, với luận cứ về lý luận và thực tiễn, khóa luận đã hoàn thành những nhiệm vụ sau:

1. Phân tích và làm rõ những nội dung cơ bản về tín dụng và chất lượng tín dụng của NHTM trong nền kinh tế thị trường. Một hệ thống các chỉ tiêu đã được khóa luận đề cập nhằm giúp đánh giá chính xác hơn về chất lượng tín dụng của mỗi NHTM. Khóa luận cũng đã đề cập nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng từ các NHTM khác, trên cơ sở đó rút ra một số bài học có giá trị cho Techcombank Chi nhánh Chợ Lớn có thể nghiên cứu và vận dụng.

2. Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại Techcombank Chi nhánh Chợ Lớn qua 3 năm gần đây nhất, khóa luận đã phân tích và làm rõ những kết quả đạt được, một số tồn tại cũng như những nguyên nhân của tồn tại cũng đã được chỉ ra. Đây là cơ sở rất quan trọng để khóa luận đề xuất các giải pháp và kiến nghị phù hợp và khả thi.

3. Trên cơ sở đề cập những định hướng hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng tại Techcombank Chi nhánh Chợ Lớn giai đoạn đến năm 2020, khóa luận đã đề xuất hệ thống các giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng này.

Nâng cao chất lượng tín dụng luôn là một yêu cầu quan trọng trong kinh doanh ngân hàng, nhưng chất lượng tín dụng lại chịu sự tác động của nhiều nhân tố khách quan lẫn chủ quan và quả thực đây là vấn đề rất lớn và phức tạp. Trong phạm vi hiểu biết của mình cũng như bị giới hạn bởi dung lượng của một khóa luận nên bản khóa luận này không thể tránh được những sai sót, bất cập. Tác giả rất mong đón nhậnđược những ý kiến đóng góp quý báu để khóa luận được hoàn thiện hơn cũng như hoàn thiện nhận thức của bản thân.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CHỢ LỚN (Trang 95 - 100)