Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CHỢ LỚN (Trang 41 - 42)

- Quy trình tín dụng: Là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng Đây là một quá trình bao gồm nhiều bước: tiếp thị, tiếp

1.3.1.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

Ngoại Thương Việt Nam

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam được biết đến là ngân hàng thương mại đầu ngành trong công tác quản trị hiện đại. Thời gian qua, ngân hàng đã áp dụng hàng loạt các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng để phù hợp với diễn biến nền kinh tế.

Tăng cường kiểm tra, giám sát, nâng cao khả năng phát hiện sớm rủi ro

Về mô hình, ngân hàng đã kiện toàn chức năng nhiệm vụ của các phòng thuộc khối kiểm tra, kiểm toán.

Về công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán: ngân hàng lựa chọn việc kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán có trọng tâm, trọng điểm, một mặt phát hiện các sai sót để chấn chỉnh khắc phục, mặt khác đưa ra các cảnh báo khuyến cáo trong toàn hệ thống nhằm

đảm bảo tính tuân thủ và phòng ngừa rủi ro ở các bộ phận, điểm giao dịch khác trong toàn hệ thống.

Tăng cường công tác xử lý nợ xấu, đảm bảo các chỉ tiêu về chất lượng tín dụng để tiếp tục phát triển khách hàng tốt

Thời gian qua, do kinh tế trì trệ, tình hình kinh doanh và kết quả hoạt động của các chủ thể kinh tế xấu đi, nên nợ xấu đã tăng nhanh trong cả hệ thống NHTM Việt Nam, trong đó có Ngân hàng TMCP Ngoại Thương. Ứng phó với tình trạng này, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương cũng đã có những giải pháp linh hoạt nhằm tăng cường thu hồi các khoản nợ đã cho vay có vấn đề, hạn chế đến mức thấp nhất các tổn thất, đồng thời duy trì sự lành mạnh cho ngân hàng, làm cơ sở để ngân hàng tiếp tục mở rộng cho vay khách hàng tốt. Cụ thể: đã kiện toàn Ban Xử lý nợ tại Chi nhánh; rà soát, ban hành quy trình xử lý nợ có vấn đề, quy trình xử lý tài sản đảm bảovà nhiều văn bản hướng dẫn cũng được kịp thời chỉ đạo để Chi nhánh có đầy đủ công

cụ trong công tác thu hồi và xử lý nợ; xây dựng Đề án xử lý nợ xấu, trong đó chủ động thực hiện phân loại tài sản có, trích lập dự phòng rủi ro theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN để có các giải pháp phù hợp, kịp thời;...

Kết thúc năm 2020, dư nợ xấu nội bảng ở mức 5.229,5 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,62%, giảm so với mức 0,73% cuối năm 2019. Đây là mức nợ xấu thấp nhất so với mặt bằng chung toàn ngành ngân hàng trong bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới giai đoạn dịch bệnh Covid -19 diễn biến phức tạp và còn vô vàn khó khăn.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CHỢ LỚN (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w