Từ năm 1800, tất cả các bang Hoa Kỳ đều có các trường học dành cho trẻ em và đều có chính quyền các bang tài trợ. Khi có tài trợ của Nhà nước cho hệ thống giáo dục tiểu học và trung học, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học tăng khá nhanh, hệ thống giáo dục được mở rộng.
Nửa sau của thế kỷ XIX nhận thức được tính cấp thiết của nhu cầu học tập, tất cả các bang của Mỹ đều lần lượt thông qua luật giáo dục bắt buộc, hệ thống các trường tiểu học và trung học tăng nhanh trong thế kỷ XX. Theo số liệu công bố năm 1992 Mỹ có 71.068 trường tiểu học và 29.442 trường trung học. Tỷ lệ học sinh/giáo viên là 2 ở cấp tiểu học. Tuy nhiên, giáo dục phổ thông này không đóng vai trò trung tâm trong hệ thống giáo dục của Mỹ. Trung tâm của hệ thống giáo dục nước này đặt vào bậc đại học đó là nét đặc thù của hệ thống giáo dục Mỹ.
Theo quan điểm các nhà hoạch định chính sách giáo dục, chỉ những người vượt qua được hệ thống giáo dục phổ thông có tính đại chúng tiến lên bậc đại học mới cần đầu tư và bồi dưỡng. Tầng lớp này qua hệ thống đào tạo đại học, dạy nghề là lực lượng nhân công có trình độ học vấn cao, kỹ năng chuyên viên tốt đáp ứng yêu cầu phát triển và Hoa Kỳ.
Quy mô giáo dục đại học và THCN tăng nhanh đã đưa Hoa Kỳ đến thời kỳ giáo dục đại học hàng loạt vào những năm 1970. Năm 1994 Hoa kỳ có 3.406 trường đại học-cao đẳng với 7200.000 ngàn sinh viên theo học. Tỷ lệ sinh viên/giáo viên trong hệ thống này là 10, hơn hẳn nhiều nước phát triển khác như Hồng Kông 42, Nhật bản 18, Australia 16. Đồng thời, tỷ lệ những
người trong độ tuổi học đại học cao đẳng, trung học chuyên nghiệp tăng nhanh, năm 1970 là 56% thì đến 1990 đạt 76%.
Bài học kinh nghiệm lớn rút ra từ chính sách phát triển giáo dục của Hoa Kỳ là chọn thời điểm mở rộng quy mô phát triển đại học. Chỉ khi đã phổ cập giáo dục cơ bản, phát triển giáo dục trung học và dạy nghề nước Mỹ mới mở rông quy mô đại học một cách mạnh mẽ.
Hệ thống giáo dục Hoa kỳ, qua 200 năm phát triển đã đào tạo nguồn nhân lực, có trình độ học vấn cao, chuyên môn giỏi, góp phần đưa nước này thành cường quốc hàng đầu thế giới. Tuy đã đạt được những thành tựu lớn lao như vậy nhưng các nhà lãnh đạo này vẫn tiếp tục cam kết đầu tư phát triển giáo dục.