Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Ths CTH quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông ở tỉnh luông nặm thà CHDCND Lào (Trang 41 - 43)

- Vị trí địa lý, kinh tế: Tỉnh Luông Nặm Thà nằm ở Tây Bắc Lào, có

diện tích là 9.325 km2, địa hình rừng núi, có nhiều đặc tính của vùng nhiệt đới. Địa hình miền núi chiếm 85% diện tích cả tỉnh, độ che phủ của rừng chiếm 63% tổng diện tích của tỉnh. Địa hình của tỉnh giống như bông hoa sen. Phía Bắc giáp với Trung Quốc, có đường biên giới 140 km; phía Tây giáp với Myanma, đường biên giới dài 130 km; phía Nam giáp với tỉnh BoKẹo (nước CHDCND Lào) và phía Đông giáp với tỉnh U Đôm Xay (nước CHDCND Lào). Tỉnh Luông Nặm Thà có bốn cửa khẩu như: 2 cửa khẩu quốc tế (cửa khẩu Bo Tên và cửa khẩu Xiêng Cốc) và 2 cửa khẩu địa phương (cửa khẩu Phàng Hay và cửa khẩu Bạn Mom). Tỉnh có đường quốc lộ 13 đi từ Bắc xuống Nam và đường quốc lộ R3 từ cửa khẩu Lào - Trung Quốc qua tỉnh sang Thái Lan.

- Về địa hình: Luông Nặm Thà là tỉnh miền núi chiếm 85% của diện

tích cả tỉnh, 15% là đồng bằng và trung du.

- Về khí hậu: Khí hậu của tỉnh Luông Nặm Thà có hai mùa rõ rệt:

mùa đông và mùa nắng. mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến đầu tháng 4, mùa nắng thường bắt đầu từ cuối tháng 4 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình mùa đông 8-14C, nhiệt độ trung bình mùa nắng 24 - 39C, lượng mưa trung bình 1000-1500mm/năm, mưa chủ yếu vào tháng 6 - 10 trong năm, tháng có mưa nhiều nhất 8,9,10, có độ cao trung bình từ 500 - 1500 mét so với mức nước biển. Hàng năm có một số vùng chịu ảnh hưởng

của các hiện tượng khô nóng vào đầu mùa hạ và mùa mưa thường có bão lụt, điều kiện đó ảnh hưởng đến đói nghèo của nhân dân trong tỉnh Luông Nặm Thà.

- Tài nguyên đất:

Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là: 9.325km2, trong đó:

+ Đất nông nghiệp: 166.884 ngàn ha, chiếm 18% diện tích cả tỉnh. + Đất phi nông nghiệp: 176.267ngàn ha, chiếm 19% diện tích cả tỉnh. + Đất chưa sử dụng: 589.349 ngàn ha, chiếm 25% diện tích cả tỉnh.

- Tài nguyên rừng:

Toàn tỉnh có 589.349 ngàn ha rừng, chiếm 63% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Luông Nặm Thà. Trong đó: Rừng tự nhiên: 488.864 ngàn ha, rừng trồng: 100.485 ngàn ha.

Đặc điểm thực vật là rừng lá rộng, thường xanh, có hệ thực vật phong phú, đa dạng về họ, loài; gỗ quí hiếm có lát, pơ mu, trầm hương; gỗ nhóm I, II có lim, sến; gỗ nhóm III, IV có vàng tâm, dổi de. Các loại thuộc họ tre có: luồng, nứa, vầu, giang, bương, tre. Ngoài ra còn có mây, song, dược liệu, cây thả cánh kiến đỏ,… Động vật rừng còn xuất hiện các loài bò rừng, nai, hoẵng, vượn, khỉ, lợn rừng, các loài bò sát như trăn, rắn, kỳ đà, tê tê, các loài chim, ong rừng. Vùng rừng vượn quốc gia Nặm Há là nơi còn có nhiều động vật hoang dã có giá trị kinh tế như hổ, báo, gấu, gà lôi, công, trĩ,… Tuy vậy, đại đa số diện tích rừng trên địa bàn là rừng nghèo, rừng mới tái sinh và rừng mới trồng; trữ lượng lâm sản thấp, khả năng cho khai thác trong những năm tới là rất hạn chế; một số diện tích có trữ lượng lâm sản lớn lại phân bố trên vùng núi cao và nằm trong diện tích rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.

- Tài nguyên khoáng sản:

Khoáng sản khá phong phú về chủng loại, bao gồm cả kim loại như: sắt, crôm, đồng, chì, kẽm, than, vàng,…và phi kim loại như: cao lanh, đá vôi, đá hoa cương, đá trắng và phốt phát,…

Một phần của tài liệu Ths CTH quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông ở tỉnh luông nặm thà CHDCND Lào (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w