- Tiếp tục thực hiện triệt để chỉ thị 106/GD của Bộ giáo dục về việc dạy thêm Mặc dù sở đã xét cấp giấy phép dạy thêm cho những giáo
3.2.4. Đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục phổ thông
phổ thông
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý giáo dục, cần đổi mới tư duy và nhận thức của cán bộ quản lý giáo dục phổ thông. Muốn làm được điều này cần đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, bao gồm việc đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp hình thức đào tạo.
Mục tiêu đào tạo phải đầu tư một đội ngũ có trí thức, thành thao các kỹ năng quản lý, có phẩm chất đạo đức, linh hoạt và nhạy bén với sự thay đổi của cơ chế thị trường.
Nội dung đào tạo phải gắn lý thuyết với thực hành, giúp người học hình thành các kỹ năng quản lý và cập nhật những kiến thức quản lý hiện đại.
Trong đào tạo, cần nhấn mạnh những nội dung sau:
- Xác định mục tiêu quản lý của đơn vi là bảo đảm số lượng, chất lượng giáo dục, bảo đảm các điều kiện cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị đồng thời duy trì sự ổn định và không ngừng đổi mới, phát triển. Để các mục tiêu mang tính khả thi, khi xác định cần coi trọng ba yếu tố: đúng quy định, gắn với điều kiện hoàn cánh của đơn vị và đặc biệt có khả năng đo được mức độ thực hiện.
5. Lập quy trình kiểm tra, đánh giá chính xác, khách quan việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các thành viên trong đơn vị mình.
6. Nắm vững chức năng quản lý Nhà nước trong việc triển khai các hoạt động, biết nắm cái cần nắm và buông cái cần buông trong quá trình tổ chức điều hành việc thực hiện mục tiêu của đơn vị.
Phương pháp đào tạo cũng cần phải thay đổi, cụ thể là:
- Tạo ra sự phong phú đa dạng của các chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu, năng lực và đặc điểm công việc của từng loại đối tượng cán bộ quản lý khác nhau từ tỉnh đến huyện, đến các trường học. Các chương trình có thể là dài hạn (1-2 năm) và ngắn hạn (1-3 tháng).
+ Sử dụng phương pháp đào tạo tích cực để hình thành kỹ năng, quản lý và phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của người học, đào tạo năng lực nhạy cảm khi tìm kiểm và giải quyết các vẩn đề về quản lý. Đào tạo lý thuyết gắn liền với thực tiễn, cần áp dụng phương pháp giảng dạy theo tình huống để vừa đảm bảo tính thực tế vừa hình thành và phát triển kỹ năng quản lý của người học.
3.2.5. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục phổ thông
Giáo dục phổ thông nói chung phải phải được phát triển theo phương thức xã hội hóa-một phương thức đem lại hiệu quả thiết thực và được các cấp quản lý xã hội và quản lý giáo dục tận dụng và phát huy. Giáo dục phổ thông là một nhân tố bảo đảm sự tồn tại và phát triển xã hội, đồng thời sự tồn tại và phát triển giáo dục luôn luôn chịu sự chi phối của trình độ phát triển xã hội.
Điều đó có nghĩa là không thể tách rời giáo dục khỏi đời sống xã hội, giáo dục có bản chất xã hội. Do bản chất xã hội vốn có đó của giáo dục mà giáo dục phải là sự nghiệp của toàn xã hội. Chỉ có sự tham gia của toàn xã hội vào giáo dục mới bảo đảm cho giáo dục phát hiển có chất lượng và hiệu quả.
Sự tham gia của toàn xã hội vào giáo dục là một cách giáo dục được xác định bởi những đặc điểm cơ bản sau đây:
+ Đó là việc huy động sức mạnh tổng hợp của các ngành có liên quan đến giáo dục vào việc phát triển giáo dục.
+ Đó là việc huy động các lực lượng của cộng đồng tham gia vào công tác giáo dục, xã hội đó. Vì sự cần thiết không thể thiếu được trong phát triển giáo dục.
+ Đó là việc đa dạng hóa các hình thức giáo dục và các loại hình nhà trường như việc mở rộng các hình thức giáo dục phi chính quy. Bên cạnh các hình thức giáo dục chính quy, phát triển các loại hình bán công, dân lập, tư thục bên cạnh các trường công lập.
+ Đó là việc mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội, phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân, tạo điều kiện cho giáo dục phát triển.
+ Sự tham gia của toàn xã hội vào giáo dục không có nghĩa là giảm nhẹ trách nhiệm và vai trò của Nhà nước. Trái lại, quá trình đó chỉ có thể thực hiện thành công khi có sự lãnh đạo trực tiếp, thường xuyên của Đảng, sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước và vai trò chú trọng, nòng cốt của ngành giáo dục.
Tóm lại, xã hội hóa công tác giáo dục “huy động toàn xã hội tham gia giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước ”
Các lực lượng xã hội có thể tham gia vào nhiều nội dung và lĩnh vực của công tác giáo dục:
+ Tham gia xây dựng môi trường thuận lợi cho giáo dục:
Trước hết là môi trường nhà trường từ cánh quan, cơ sở hạ tầng của nhà trường đến nề nếp, kỷ cương, quan hệ trong sáng giữa thầy với thầy, thầy với trò, trò với trò, thầy trò với nhân dân.
Tiếp đến là xây dựng môi trường gia đình của học sinh như giúp đỡ các gia đình có điều kiện tối thiểu cần thiết cho việc giáo dục con em mình, từ điều kiện kinh tế đến trình độ học vấn, kiến thức, sư phạm, nếp sống văn minh.
Tham gia xây dựng môi trường xã hội lành mạnh như phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống, đề cao các giá trị xã hội chân chính.
Cuối cùng là môi trường thiên nhiên vì nếu môi trường thiên nhiên được xã hội chăm sóc và bảo vệ một cách có ý thức cũng tác động lớn đến
việc hình thành những phẩm chất tốt đẹp trong nhân cách thế hệ trẻ.
+ Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình giáo dục như tham gia vào việc xây dựng kế hoạch giáo dục của cả nước và từng địa phương, góp ý kiến vào nội dung và phương pháp giáo dục, quản lý, đánh giá kết quả giáo dục, giúp đỡ nhà trường trong các hoạt động giáo dục.
+ Tham gia quá trình đa dạng hóa, các hình thức học tập và các loại hình nhà trường bằng cách tổ chức các cơ sở giáo dục của Nhà nước hoặc mở lớp xóa mù chữ, lớp học linh hoạt cho trẻ mồ côi.
+ Tham gia các nguồn lực cho giáo dục, các lực lượng xã hội có thể đóng góp nhân lực, vật lực, tài lực để xây dựng trường lớp, tăng cường trang thiết bị cho nhà trường, giúp đỡ học sinh nghèo, con em dân tộc ít người ở vùng sâu, vùng xa gặp khó khăn, khuyến khích khen thưởng học sinh giỏi, phát hiện và bồi dưỡng tài năng, góp phần chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên.
Các nội dung nói trên là nội dung của xã hội hóa công tác giáo dục, cần phải thực hiện đồng bộ, tránh trình trạng coi trọng việc huy động đầu tư tài lực cho giáo dục, có như thế công cuộc xã hội hóa công tác giáo dục mới đi đúng quỹ đạo góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ.
Trong thời gian tới, để làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, ngành giáo dục tỉnh Luông Nặm Thà phải thực hiện đồng bộ và có hiệu quả những biện pháp sau:
+ Xây dựng nhận thức cho các lực lượng xã hội, trước hết, họ phải hiểu đúng đắn, hiểu bản chất vấn đề xã hội hóa giáo dục, đặc biệt họ phải nắm được những nội dung chính của công tác xã hội hỏa giáo dục. Nhận thức này phải được xây dựng từng bước, từ thấp đến cao các hình thức như: tuyên truyền, giáo dục xã hội truyền thống, báo chí, nói chuyện. Đặc biệt là thông qua việc tổ chức tốt đại hội giáo dục các cấp.
Thuyết phục từng đối tượng và trong từng hoạt động, thuyết phục bằng vai trò tổ chức và vai trò cá nhân, có thể vận động gián tiếp qua trung gian, qua lực lượng khác.
+ Bên cạnh việc củng cố các trường công lập giữ vai trò chủ đạo, lấy đó làm nòng cốt, cần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các loại trường bán công, dân lập, để gánh vác một phần cho Nhà nước. Bên cạnh đó, tỉnh cũng cần ban hành những chính sách cụ thể hỗ trợ các trường ngoài công lập có điều kiện hoạt động tốt như tạo điều kiện về đất để các trường có đất xây dựng trường, ngân hàng cho các trường đó vay vốn theo điều kiện ưu đãi để đầu tư xây dựng cơ sở, mua sắm thiết bị giảng dạy học tập, cho phép các giáo viên đang dạy ở trường công được tham gia dạy ở các trường ngoài công lập.
+ Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục.
Việc huy động nhân dân đóng góp cho giáo dục phải được xem xét kỹ lưỡng, mọi khoản đóng góp phải để phụ huynh được bàn, được biết và tự nguyện, tránh những thắc mắc không cần thiết. Nghiêm cấm việc bắt ép gia đình học sinh đóng góp ngoài quy định. Các cơ quan giáo dục, các trường thuộc mọi loại hình thức đều phải thực hiện thông báo công khai, minh bạch việc thu chi tài chính. Chấm dứt việc thu tiền của học sinh một cách tùy tiện, kể cả việc thu tiền dạy thêm trái đạo đức và nguyên tắc sư phạm.
+ Bố trí và sử dụng có hiệu quả ngân sách Nhà nước cho Giáo dục và Đào tạo theo đúng tư tưởng chỉ đạo của nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VIII. Ưu tiên sử dụng tập trang ngân sách cho các yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng và đãi ngộ đối với giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, phổ cập giáo dục tiểu học. Nâng cao chất lượng giáo dục, cải tiến cơ chế quản lý ngân sách giáo dục, cụ thể là:
Giảm chi tiêu hành chính, hạn chế hội họp, dành tiền cho các khoản chi trực tiếp phục vụ giảng dạy, học tập.
+ Tổ chức phối hợp chặt chẽ và thường xuyên các cơ quan quản lý Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng để vận động nhân dân tham gia có hiệu quả vào sự nghiệp giáo dục.
+ Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, của người Sa Văn Na Khết định cư ở nước ngoài và ở tỉnh ngoài.
Tóm lại, việc huy động các lực lượng xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục sẽ mang lại hiệu quả. Thực sự trở thành yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần tạo ra một xã hội học tập, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho cộng đồng, làm cho giáo dục phục vụ đắc lực sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nếu các nhà quản lý giáo dục biết tìm ra một cơ chế phù hợp để phối hợp các lực lượng xã hội.