Hệ thống giáo dục của CHXHCN Việt Nam

Một phần của tài liệu Ths CTH quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông ở tỉnh luông nặm thà CHDCND Lào (Trang 36 - 41)

Điều 6. Luật giáo dục (1998) quy định hệ thống giáo dục quốc dân gồm:

Thứ nhất, Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo.

Thứ hai, Giáo dục phổ thông có bậc học là: bậc tiểu học và trung học, bậc trung học có 2 cấp học là cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Thứ ba, Giáo dục nghề nghiệp có trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

Thứ tư, Giáo dục đại học đào tạo hai trình độ: trình độ cao đẳng và trình độ đại học, giáo dục sau đại học đào tạo hai trình độ thạc sỹ và tiến sỹ.

Phương thức giáo dục gồm giáo dục chính quy và không chính quy. Theo chương II Luật giáo dục thì tuổi đi học và thời gian đi học ở mỗi cấp như sau:

Nhà trẻ nhận trẻ từ 3 tháng tuổi đến 26 tháng tuổi.

Trường mẫu giáo nhận trẻ từ 36 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi.

Tiểu học nhận trẻ từ 6 tuổi, không nhất thiết phải từ 72 tháng tuổi mà tính theo năm sinh và năm vào lớp 1, tiểu học có 5 lớp (từ lớp 1- 5).

THCS nhận trẻ từ 11 tuổi, bao gồm 4 lớp (từ lớp 6-9). THPT nhận trẻ từ 15 tuổi bao gồm 3 lớp (từ 10-12).

Dạy nghề có lớp ngắn hạn (từ 3 tháng -12 tháng) và lớp dài hạn từ 1-2 năm, Trung học dạy nghề hay trung học chuyên nghiệp học từ 3-4 năm. Muốn vào lớp dạy nghề dài hạn tối thiểu phải có bằng tốt nghiệp tiểu học. Muốn vào lớp nghề dài hạn tối thiểu phải học hết THCS, muốn vào trung học dạy nghề phải có bằng PTTH.

Trung học chuyên nghiệp học 3 năm, cao đắng 3 năm, đại học 4-6 năm. Muốn vào các trường cao đẳng hay đại học phải có bằng phổ thông trung học, trung học dạy nghề hay trung học chuyên nghiệp.

Thạc sỹ học 2 năm, muốn theo học thạc sĩ phải có bằng đại học. Tiến sỹ học 3-4 năm hoặc nhiều hơn.

Theo nghị định 90/CP của chính phủ ngày 24/11/1993 khung hệ thống giáo dục quốc dân được trình bày ở sơ đồ (1)

Những bài học kinh nghiệm cho CHDCND Lào

Qua những kinh nghiêm của các nước về phát triển giáo dục, có thể rút ra những bài học bổ ích, giúp ta nghiên cứu, áp dụng trọng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Lào như sau:

Một là, coi trọng giáo dục phổ thông theo góc độ chuẩn bị các kiến

thức cơ sở để học sinh có thể bước vào một nghề nghiệp nếu không có đủ trình độ, điều kiện hoặc không muốn học tập lên đại học (chứ không chỉ hướng vào chuẩn bị kiến thức cho thi đại học như hiện nay) đồng thời chú trọng giáo dục đồng bộ “đức, trí, thể, mỹ” để học sinh có thể trở thành những ngườỉ lao động có kiến thức, kỹ năng có sức khỏe có đạo đức để lao động tốt trong tương lai.

Hai là, coi trong giáo dục dạy nghề theo góc độ mở rộng quy mô và

nâng cao chất lượng của các cơ sở dạy nghề đề có thể thu hút được các học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học.

Ba là, Nâng cao chất lượng giáo dục đại học để có thể cung cấp cho

đất nước những cán bộ khóa học, kỹ thuật cán bộ quản lý kinh tế kinh doanh thực sự có trình độ và kỹ năng tương ứng với bằng cấp. Đối với nước Lào hiện nay, mặc dù giáo dục đại học về mặt số lượng còn quá nhỏ bé, những vấn đề mấu chốt để có thể tiếp thu được khoa học, công nghệ hiện đại và phương pháp, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, và có thể được những người giỏi, đầu ngành là nâng cao chất lượng chứ chưa phải là mở rộng quy mô đào tạo. Đồng thời, điều kiện quyết định để nâng cao chất lượng đào tạo đại học là nâng cao và cải thiện đời sống của đội ngũ giáo dục.

Bốn là, Nhà nước giữ vai trò điều phối giữa sự thay đổi kết cấu kinh tế

về điều chỉnh mục tiêu giáo dục theo từng giai đoạn:

Trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa chú trọng phát triển mạnh giáo dục phổ thông, nâng cao kiến thức văn hóa chung của mọi người, chú trọng giáo dục dạy nghề.

Đây là những bài học rất bổ ích cho chúng tôi học tập, giúp chúng ta hiểu biết quá trình đi lên, những bí quyết thành công của họ để có thể rút ra được những kinh nghiệm quý báu trong việc quản lý và phát triển giáo dục phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước Lào hiện nay.

Tiểu kết chương 1

Giáo dục phổ thông có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người cũng như đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng còn người XHCN. Quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông là việc cần thiết để đảm bảo mục tiêu giáo dục, quá trình giáo dục được diễn ra đúng pháp luật. Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay của CHDCND Lào, việc xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò then chốt cho cuộc cách mạng công nghiệp thành công. Chính vì thế, hiện nay cần phải đẩy mạnh quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông tại Lào nói chung và tại tỉnh Luông Nặm Thà nói riêng.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC PHỔTHÔNG Ở TỈNH LUÔNG NẶM THÀ, CHDCND LÀO HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Ths CTH quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông ở tỉnh luông nặm thà CHDCND Lào (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w