Nâng cao chất lượng công tác thanh tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục

Một phần của tài liệu Ths CTH quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông ở tỉnh luông nặm thà CHDCND Lào (Trang 87 - 92)

- Tiếp tục thực hiện triệt để chỉ thị 106/GD của Bộ giáo dục về việc dạy thêm Mặc dù sở đã xét cấp giấy phép dạy thêm cho những giáo

3.2.6. Nâng cao chất lượng công tác thanh tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục

luật về giáo dục

Để nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, cần phải thực hiện những công việc sau:

Phải xây dựng lực lượng thanh tra có năng lực, trình độ, phẩm chất để đáp ứng yêu cầu của công việc như:

+ Coi trọng việc tập huấn bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ của thanh tra viên kiểm nghiệm, rà soát lại đội ngũ thanh tra viên, loại bỏ những người có biểu hiện không tốt về phẩm chất, không có ý thức học tập trao đổi chuyên môn nghiệp vụ, tìm cán bộ giáo viên ở các trường, đặc biệt chú ý tới người có chuyên môn chắc, được sự tin cậy của đông nghiệp, có tinh thần dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Trong lực lượng thanh tra phải bố trí một số người có trình độ nghiệp vụ thanh tra công tác quản lý tài chính để tập trung chấn chỉnh khâu yếu hiện nay ở cơ sở.

+ Tăng cường hoạt động thanh tra của cán bộ quản lý phụ trách thanh tra ở các phòng giáo dục, tiến tới cán bộ thanh tra chỉ còn kiêm một nhiệm vụ khác để thường trực công tác thanh tra giúp trưởng phòng giải quyết khiếu nại tố cáo, tiếp dân.

Các đơn vị trường học, các cấp quản lý cần phối hợp với công đoàn giáo dục cùng cấp để củng cố tổ chức, chỉ đạo chặt chẽ hoạt động của ban thanh tra.

Tăng cường chỉ đạo, nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra công tác quản lý giáo dục, thanh tra đơn vị, thanh tra giáo viên.

+ Thanh tra công tác quản lý giáo dục

Tiếp tục tăng cường tổ chức thanh tra giáo dục, coi trọng xây dựng lực lượng cả về số lượng và chất lượng, nâng cao thẩm quyền và trách nhiệm, đổi mới phương thức hoạt động. Bảo đảm để các hoạt động thanh tra được tiến hành thường xuyên, có trọng điểm, ngăn chặn, xử lý kịp thời các biểu hiện tiêu cực trong thực hiện chương trình giáo dục, trong sử dụng tài chính, tài sản, trong tuyển sinh, thi cử, đánh giá kết quả học tập, trong cấp phát sử dụng văn bằng chứng chỉ, kiên quyết ngăn chặn và xử lý nghiêm minh đối với giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường có hành vi tiêu cực về tổ chức dạy thêm, học thêm, ép buộc học sinh học thêm để vụ lợi, nâng cao nhận thức và kiên quyết phòng chống tiêu cực, tham nhũng trong ngành giáo dục.

Thanh tra quản lý nhân sự: việc tiêu chuẩn hóa cán bộ giáo viên sau thanh tra phải có kiến nghị để xây dựng kiện toàn nâng cao chất lượng đội ngũ.

+ Giải quyết khiếu nại tố cáo, tiếp dân, thực hiện nghiêm chỉnh việc xem xét giải quyết khiếu nại tố cáo kịp thời và thực hiện chế độ thông tin báo cáo đầy đủ.

+ Đổi mới phương thức thanh tra, kiểm tra: bên cạnh việc duy trì và thực hiện tốt phương thức thanh tra định kỳ cần tăng cường việc thanh tra

kiểm tra đội xuất để tránh hiện tượng đối phó hình thức giả tạo từ phía đối tượng bị thanh tra, kiểm tra.

- Có hình thức xử lý đối với các thanh tra viên không trung thực, thiếu khách quan, báo cáo những vấn đề không sát với thực tế.

Tiểu kết chương 3

Từ khung lý thuyết của chương 1, việc khảo sát đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông ở tỉnh Luông Nặm Thà, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào từ năm 2013 và căn cứ vào phương hướng quan điểm của tỉnh Luông Nặm Thà, tác giả đã đưa ra 6 nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông ở tỉnh Luông Nặm Thà trong thời gian tới. Các giải pháp cần đ ược thực hiện một cách đồng bộ tuy nhiên phải xác định giải pháp trọng tâm trong từng giai đoạn.

KẾT LUẬN

Các cấp học trong hệ thống giáo dục là một chỉnh thể thống nhất, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo nên một dòng chảy liên tục có chủ đích cho quá trình phát triển của mỗi con người. Trong hệ thống này công bằng mà nói chúng ta có thể khẳng định, giáo dục phổ thông có một vị trí hết sức quan trọng, nó là chiếc cầu nối cơ bản, nó là cấp học mang tính nền tảng của cả hệ thống giáo dục của mỗi quốc gia. Chất lượng của giáo dục phổ thông do vậy trước tiên ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng giáo dục dậy nghề và đại học, sâu xa hơn, mở rộng hơn, chính nó là nguồn gốc góp phần quan trọng quyết định chất lượng của nguồn lực lao động từng nước. Bởi vậy trong chiến lược phát triển giáo dục, phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia, câu hỏi đầu tiên, trọng tâm đột phá đầu tiên là chú trọng chăm lo cho cấp học phổ thông. Nhận thức rõ vị trí quan trọng này của giáo dục phổ thông, ngày từ khi mới giành được chính quyền, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta đã hình thành một hệ thống giáo dục hoàn chỉnh và toàn diện.

Trong những năm qua, tỉnh Luông Nặm Thà đã luôn coi trọng công tác giáo dục phổ thông coi đây là nền tảng cho việc xây dựng con người toàn diện. Các cấp Đảng, chính quyền luôn dành sự quan tâm chỉ đạo, nhất là các cơ quan trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý về giáo dục phổ thông đã sát sao với công tác này. Chính vì thế, giáo dục phổ thông đã tạo nên những thành tựu hết sức quan trọng và to lớn, cung cấp cho xã hội nhiều lớp thế hệ trẻ, thông minh, sáng tạo, trung thành, dũng cảm, giầu lòng nhân ái, sẵn sàng hy sinh vì tổ quốc, vì dân tộc, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, góp phần chiến đấu và xây dựng tổ quốc phát triển như hôm nay…Tuy nhiên cùng với sự đổi mới và phát triển đất nước nói chung, trước nhất là sự vận hành nền kinh tế thị trường, cùng với sự mở rộng hội nhập, gắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ, sự phát triển của một xã hội thực thi nền dân chủ mở

rộng, hệ thống giáo dục của ta nói chung và cấp học phổ thông nói riêng đang hết sức lúng túng trong sự chuyển đổi để thích nghi với hoàn cảnh lịch sử mới của dân tộc và thời đại. Nói riêng về giáo dục phổ thông, biểu hiện rõ nét nhất của sự lúng túng là xác định mục tiêu đào tạo chưa rõ, từ đó kéo theo sự lúng túng về xác định nội dung dậy học, sách giáo khoa, tổ chức quản lý dậy và học,… Sự lúng túng này đã gây ra nhiều tác hại , làm cho giáo dục phổ thông luôn luôn trong tình trạng phát triển thiếu ổn định, cộng với những tác động do đặc điểm kinh tế xã hội trong quá trình chuyển đổi tạo ra, khiến cho hệ thống giáo dục phổ thông một thời gian dài phát triển trong sự chật vật… Trường lớp thiếu, giáo viên thiếu và có một bộ phận không đáp ứng, sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội thiếu gắn bó, dẫn đến giảm sút chất lượng giáo dục ở một số mặt, trong đó nổi lên là bệnh hình thức, thành tích, thiếu trung thực trong học tập, thi cử. Đạo đức của một bộ phận học sinh chưa thật tốt,…

Vì vậy trong thời gian tới cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để công tác quản lý nhà nước trong thời gian tới đạt được kết quả như mong muốn.

Một phần của tài liệu Ths CTH quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông ở tỉnh luông nặm thà CHDCND Lào (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w