Hệ thống giáo dục đào tạo ở Nhật Bản

Một phần của tài liệu Ths CTH quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông ở tỉnh luông nặm thà CHDCND Lào (Trang 32 - 36)

Sau chiến tranh thế giới II, Nhật Bản rơi vào tình cánh thiếu thốn, tụt hậu về kỹ thuật so với các nước phương Tây. Một trong những chiến lược phục hồi của Nhật là cải cách hệ thống giáo dục. Thực hiện cải cách để hệ thống giáo dục đào tạo lực lượng lao động không chỉ có năng lực tiếp thu thành tựu Khoa học, kinh tế thế giới mà còn có khả năng phát triển, ứng dụng sáng tạo vào thực tế nước Nhật. Luật giáo dục Nhật Bản năm 1947 chỉ rõ giáo dục được coi là nhiệm vụ của quốc gia và là quyền cơ bản của người dân Nhật. Nền giáo dục được thể chế hóa theo hướng dân chủ hơn nhằm phục vụ xã hội phát triển, thái bình, dân chủ. Tỷ lệ học trên tổng số dân ở Nhật là rất cao, hầu hết trẻ em tiếp tục đi học sau hệ thống giáo dục bắt buộc. Năm 1991, tỷ lệ học sinh tiếp tục học bậc cao là 95%. Chương trình học trong các trường được soạn thảo riêng cho mỗi trường, trên cơ sở các môn do bộ giáo dục quy định. Nội dung chủ yếu hướng vào mục tiêu thực trạng là đào tạo nhân công lao động có kiến thức phổ thông, tiếp thu và sử dụng các công nghệ nhập khẩu, bên cạnh đó rất chú ý giáo dục nhân

cách, kỹ thuật. Hệ thống giáo dục này luôn đặt cao địa vị của người thấy, người có học vấn. Sự phấn đấu, cạnh tranh gay gắt ngay trong các kỳ thi vào các trường danh tiếng, nhằm tìm cơ hội có việc làm trong các công ty lớn.

Mặt khác, hình thức giáo dục tại gia đình, tại các công ty được đặc biệt coi trọng. Đây là nét độc đáo của nền giáo dục - đào tạo của Nhật, nhiều nhân công lao động được đào tạo thêm chuyên môn, kỹ năng kinh doanh, tiếp thị và quản lý theo chương trình riêng của từng công ty, đây là đặc thù kết gắn người lao động với công ty như một gia đình, một xã hội có tính cộng đồng cao. Tổng quan có thể nhận xét nền giáo dục Nhật mang tính thực dụng cao, trình độ giáo dục chuyện nghiệp được coi là cơ sở quan trọng để đi đến phát triển ngành nghề, phát triển sản xuất xã hội ở tầm cao.

Hệ thống giáo dục Nhật Bản dựa trên truyền thống tinh hoa của Nhật, kết hợp với bản tính yêu lao động, kiên trì, tiết kiệm của người dân, có đặc điểm nghèo tài nguyên, lại thua trận sau đại chiến thế giới thứ II đưa ra chiến lược phát triển thích hợp, đó là chiến lược tận dụng tối đa nguồn nhân lực.

1.3.3. Hệ thống giáo dục ở các nước Châu Âu

Các nước Châu Âu cũng có điểm khác biệt với Hoa Kỳ. Trong khi Hoa kỳ không chú ý thiết lập hệ thống giáo dục sau trung học cho nhưng học sinh không tiếp tục học lên đại học. Châu Âu tổ chức hệ thống dạy nghề rất tốt bên cạnh hệ thống giáo dục đại học có hiệu quả.

Đức trở thành nước được đánh giá có hệ thống dạy nghề tốt nhất thế giới, số học sinh không học lên đại học, ở lứa tuổi 15-17 được học lại các trường nghề kết hợp học văn hóa. Sau 3 năm học sinh phải được kiểm tra dạy nghề, nếu qua được kỳ thi sẽ học thêm một số môn trong vài năm về quản trị kinh doanh, luật, kỹ thuật. Người học có thể đứng ra lập doanh nghiệp riêng.

Đây chính là điểm quan trọng đưa nền kinh tế Đức thành công và năng suất lao động của Đức cao hơn Hoa Kỳ.

1.3.4. Hệ thống giáo dục ở các nước Châu Á

Với các nước Châu Á, Thái Bình Dương những nước có điểm xuất phát thấp, tài nguyên hạn chế, tiềm năng là nguồn lao động và rẻ, chưa đủ điều kiện CNH lại có những đặc điểm khác. Các nước này, nhận thức rằng muốn tăng trưởng kinh tế, tăng mức sống chỉ có một con đường biến đất nước mình thành một xã hội có học vấn cao.

Các nước này đã phát triển giáo dục tập trung vào hai loại trình độ. Loại thứ nhất là phổ cập giáo dục cho xã hội một cách toàn diện khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, nhân cách, đạo đức, mỹ học và nhân văn. Loại thứ hai, phát triển giáo dục bậc cao để làm chủ tri thức mới của thời đại. Thời kỳ chuẩn bị cho CNH các nước này tập trung mạnh hơn vào loại hình thứ nhất.

Các nước Đông Á (Nhật, Hàn Quốc, Đài Loạn, Hồng Kông) chú ý mở rộng diện giáo dục, đào tạo trong mọi tầng lớp dân chúng. Họ chú ý đến trình độ giáo dục THCN.

Các nước này đều đã ưu tiên đầu tư để phát triển giáo dục, đào tạo nhờ đó các nước này đã phổ cập giáo dục PTCS, một số nước phổ cập THPT và có tỷ lệ học sinh ở độ tuổi 20-24 vào đại học cao. Nhờ đội ngũ trí thức lớn, chất lượng tốt có khả năng tiếp thu vốn trí thức mới và công nghệ tiên tiến, các nước Châu Á có khả năng rút ngắn thời gian công nghiệp hóa, họ chỉ cần 50 năm đạt được nền công nghiệp mà Châu Âu phải mất cả trăm năm. Trong khu vực này có thể lấy các nước Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore để tham khảo. Với Singapore, xuất phát từ một nước thuộc địa nghèo khổ, ngay sau ngày độc lập, nhà lãnh đạo Lý Quang Diệu đã đề ra mục tiêu: “Biến Singapore thành một xã hội có học vấn cao, giáo dục chính là chìa khóa để nâng cao đời sống và là động lực

thúc đẩy xã hội phát triển. Quan điểm này được chính phủ ủng hộ trên mọi phương tiện ngân sách được ưu tiên, đào tạo toàn diện kết hợp khoa học-kỹ thuật và văn hóa truyền thống. Trường học mở rộng với tất cả ai có điều kiện học tập. Trường đại học công lập được Nhà nước tài trợ và phân bố trong cả nước. Hệ thống trường đại học cộng đồng, viện nghiên cứu: có mật độ cao trong một quốc gia nhỏ bé, trong đó một số trường trở nên nổi tiếng trong khu vực, ngân sách dành cho giáo dục ở đây còn cao hơn cho quốc phòng, thực tế đã ghi nhận sự thành công lớn hơn của xã hội Singapore”.

Với Hàn Quốc, thời gian đầu công nghiệp hóa, Hàn Quốc tập trung phát triển tiểu học và trung học để hình thành đội ngũ công nhân làm nghề. Thập kỷ 80 Hàn Quốc dành cho giáo dục trung học khoảng 80% ngân sách giáo dục, nhờ đó Hàn Quốc đã tạo ra đội ngũ công nhân lành nghề, cho đến thập kỷ 90, giáo dục đại học mới được tập trung đầu tư kinh phí. Từ 1946, trường đại học Soun ra đời, đến nay đã có 250 trường đại học.

Hàn Quốc coi trọng giáo dục năng khiếu và lựa chọn tài năng, đặc biệt coi trọng tuyển chọn sinh viên vào các lĩnh vực công nghệ, đồng thời tăng cường đưa sinh viên giỏi ra nước ngoài đào tạo. Toàn bộ hoạt động giáo dục được thể chế hóa thành luật, Nhà nước phân cấp rõ ràng trong tổ chức và quản lý khi cần cải cách chương trình giáo dục để nâng cao chất lượng, tổng thống là người chỉ đạo trực tiếp.

Nét riêng của hệ thống giáo dục Thái Lan là đại học tư phát triển mạnh bên cạnh các viện đại học, các trường cao đẳng và dạy nghề. Bộ đại học là cơ quan điều phối các trường đại học tư và trình lên chính phủ những kiến nghị của các trường nay. Các viện đại học mở giúp cho mọi cá nhân có nhu cầu học trong một thời gian hoặc suốt đời. Kết quả phát triển kinh tế của các nước đều cho thấy rằng điều kiện để thành công

trong kinh tế là sự phát triển đồng bộ của giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học, bởi vì một trình độ cao và giáo dục phổ cập toàn dân sẽ có tác dụng nâng cao dân trí, tạo điều kiện để tiếp thu khoa học và kỹ thuật hiện đại.

Phân tích hệ thống và chính sách phát triển giáo dục của các nước công nghiệp phát triển, có thể thấy điểm chung nhất là các nước này đều coi trọng giáo dục, lấy phát triển giáo dục - đào tạo làm trung tâm của phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội và tuyền thống văn hóa dân tộc, mỗi nước có một chiến lược phát triển nhân lực khác nhau. Hệ thống giáo dục của Hoa Kỳ tập trung ưu tiên vào phát triển giáo dục đại học phục vụ công nghệ cao, với chính sách thu hút chất xám, Mỹ đặc biệt coi trọng tầng lớp trí thức và tạo mọi điều kiện cho họ phát huy hết mình. Nhờ hệ thống giáo dục đại học tốt nhất thế giới, nhờ chính sách ưu đãi nhân tài không phân biệt quốc gia, Mỹ trở thành nước có nhiều nhà khoa học, công nghệ hàng đầu, có nhiều phát minh nhất và làm chủ được các công nghệ mới. Hệ thống giáo dục này được nhiều nước phát triển quan tâm và học tập, nước Nhật có nền giáo dục bậc thấp tốt nhất thế giới.

Một phần của tài liệu Ths CTH quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông ở tỉnh luông nặm thà CHDCND Lào (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w