Điều kiện kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Ths CTH quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông ở tỉnh luông nặm thà CHDCND Lào (Trang 43 - 45)

- Điều kiện kinh tế

Tổng GDP toàn tỉnh năm 2010 đạt 889 tỷ kíp; năm 2012 ước thực hiện: 956 tỷ. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm thời kỳ 2009 - 2014, đạt 8%, GDP bình quân đầu người năm 2014 là 1.244 USD /người /năm.

Trong đó: nông - lâm đạt 6%/năm; công nghiệp - xây dựng: 15%/năm; dịch vụ: 11%/năm. Huyện có tốc độ tăng cao nhất là Xing đạt 9,5%/năm; thấp nhất là Huyện Na Le, đạt 5,7%/năm.

“Thu nhập bình quân đầu người năm 2005 đạt: 3.3 triệu kíp (tương đương 390 USD); năm 2010 đạt 5.6 triệu kíp (tương đương 670 USD); năm 2014 ước đạt 9,82 triệu kíp (tương đương 1410 USD), gấp 2 lần năm 2005”.[55, tr.27].

+ Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng công nghiệp - xây dựng năm 2005 chiếm: 12,23% tổng GDP toàn tỉnh; năm 2011 tăng lên 23,67%; trong đó công nghiệp năm 2005:7,48 %; năm 2014 tăng lên: 0,28% trong tổng GDP toàn tỉnh Luông Nặm Thà.

“Năm 2014, cơ cấu các ngành nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ trong GDP là: 51,6% - 22,4% - 26%”.[55, tr.9].

+ Về kết cấu hạ tầng kinh tế:

Mạng lưới giao thông đường bộ phát triển khá mạnh, kể cả Quốc lộ, tỉnh lộ, và giao thông nông thôn. Trong những năm qua, tỉnh Luông Nặm Thà đã tập trung thông đường giữa huyện với huyện, giữa huyện với bản và đến khu sản xuất tạo điều kiện cho việc mua, bán, trao đổi cũng như đi lại thuận lợi hơn. Chẳng hạn như thông đường từ huyện Na Le - huyện Viêng Phu Kha - huyện Long, dài 110 km, tuyến đường Xiêng Kốc - Xiêng Láp (Myanma) dài 14,6 km,…ngoài ra cũng đã sửa chữa, nâng cấp một số tuyến đường để đảm bảo có thể đi lại quanh năm. Hiện nay có 256 bản có con đường đi tới, chiếm 67,36% số bản toàn tỉnh Luông Nặm Thà.

Trong 5 năm qua, cùng với sự nỗ lực của ban Giám đốc Sở Nông nghiệp và các cán bộ công nhân viên trong ngành cũng như thực hiện theo các chủ trương, chính sách của tỉnh về hoạt động xóa đói giảm nghèo nên ngành thuỷ lợi đã thực hiện khảo sát, thiết kế; chú ý sửa chữa và xây mới một số công trình để bảo đảm nước cho sản xuất. Kết quả đã xây được 719 công trình, trong đó: có 10 đập bằng bê tông sắt, 150 đập bằng đá, 7 mương, bể hứng nước và các loại đập khác hơn 500 công trình để cung cấp nước cho nhân dân.

Mùa mưa có thể cung cấp nước cho 11,391 ha và mùa khô 3,046 ha diện tích sản xuất.

“Mạng lưới điện chưa vươn tới vùng sâu, vùng xa. Cả tỉnh số hộ được sử dụng điện 24/24h chiếm 70,85% tổng số gia đình; có khoảng 55% hộ gia đình hay cá nhân sử dụng điện thoại di động”. [4, tr.7].

+ Về kết cấu hạ tầng xã hội:

Giáo dục và Đào tạo là một ngành rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực, trong những năm qua tỉnh Luông Nặm Thà đã phối hợp với Bộ giáo dục - đào tạo để mở rộng mạng lưới giáo dục vào đến các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa để tạo điều kiện cho trẻ em có cơ hội được đi học, ngoài ra cũng đã bảo dưỡng và xây thêm cơ sở hạ tầng cũng như bố trí các vật tư phục vụ cho giáo dục nhằm đảm bảo cho việc học hành đạt kết quả cao hơn. Tính đến thời điểm hiện nay đã có trường học chiếm 88,42% số bản của cả tỉnh Luông Nặm Thà.

Ban lãnh đạo tỉnh Luông Nặm Thà đã phối hợp chặt chẽ với sở y tế mở rộng hệ thống y tế đến các bản xa xôi, tạo điều kiện cho người dân được khám và chữa bệnh, đồng thời, xây dựng một số cơ sở và sửa chữa lại các trạm xá cũ hoặc đã bị hư hỏng. Kết quả đã xây được 10 trạm cụm bản, tính đến thời điểm hiện nay toàn tỉnh Luông Nặm Thà có tất cả 25 trạm cụm bản, có 68 giường bệnh; có 147 hệ thống nước sạch. Hiện nay, có 360 bản (98,988 người) - chiếm 75,85% số bản có nước sạch để sinh hoạt. Sở y tế đã chỉ đạo

tiến hành cấp màn và một số loại thuốc cần thiết cho các bản khó khăn và đã làm cho tỷ lệ tử vong giảm xuống đáng kể.

- Điều kiện xã hội

Tổng dân số trong tỉnh Luông Nặm Thà là 179.885 người, nữ là 91.002 người; có 17 dân tộc anh em với cơ cấu Lào Lùm chiếm 38,13%, Lào thường chiếm 26,17% và Lào Sủng là 35,7%. Các tôn giáo chính là Đạo Phật và Thiên chúa giáo.

Dân cư phân bố không đều; mật độ dân số trung bình toàn tỉnh 17 người/km2. Thực trạng phân bố dân cư như trên và vấn đề di cư tự do ở một số bộ phận dân cư trên địa bàn các huyện vùng cao diễn biến khá phức tạp; đồng bào người Mông ở các tỉnh miền núi phía Bắc chuyển đến, tình trạng vượt biên trái phép, vi phạm Hiệp định biên giới vẫn còn xảy ra; vấn đề đặt ra là phải tổ chức quy hoạch sắp xếp phân bố lại và ổn định dân cư trên địa bàn để vừa thực hiện phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo vừa đảm bảo quốc phòng và an ninh vùng biên là nhiệm vụ rất cấp thiết.

Bảng 2.1: Diện tích, dân số, mật độ dân số theo các huyện

TT Tên huyện Diện tích

km2 Dân số (nghìn người) Mật độ dân số (nghìn người) 1 Lông Nặm Thà 21.079 53.361 23 2 Xing 25.053 37.913 23 3 Long 13.933 35.577 13

4 Viêng Phu Kha 18.650 24.608 11

5 Na Le 14.535 28.426 18

Tổng 93.250 172.215 17

Một phần của tài liệu Ths CTH quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông ở tỉnh luông nặm thà CHDCND Lào (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w