Ưu điểm, hạn chế trong quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông

Một phần của tài liệu Ths CTH quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông ở tỉnh luông nặm thà CHDCND Lào (Trang 48 - 53)

giáo dục phổ thông

2.2.1. Ưu điểm

2.2.1.1. Việc cụ thể hóa các văn bản quy phạm của Nhà nước và ban hành những văn bản QPPL của tỉnh về giáo dục phổ thông

Gần 5 năm thực hiện Nghị quyết trung ương lần thứ 8 (khóa VIII) số lượng văn bản quản lý Nhà nước về giáo dục rất nhiều và điều đó thể hiện sự quan tâm thực sự của Đảng và Nhà nước Lào đối với quốc sách hàng đầu này. Trong số đó, đầu tiên phải kể đến luật giáo dục được Quốc hội thông qua ngày 8/4/2000. Cùng với việc học tập và triển khai luật giáo dục, tỉnh Sa Văn Na khết cũng đã thực hiện khá tốt những chính sách, văn bản khác của chính phủ, bộ giáo dục và các bộ có liên quan cũng như của tỉnh trưởng. Trong đó việc thự chiện cụ thể hóa các văn bản quy pháp của nhà nước về phổ cập tiểu học được chú trọng thự chiện như sau:

Để thực hiện tốt công tác phổ cập, sở giáo dục đã chỉ đạo các đơn vị phối hợp chặt chẽ với các trường mầm non, tiểu học, điều tra nắm vững đối tượng, tham mưu với địa phương để đưa công tác phổ cập vào chương trình

mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, phát huy thế manh của các đoàn thể quần chúng và các tổ chức xã hội.

Phổ cập giáo dục là việc Nhà nước định ra một mức trình độ học tập tối thiểu bắt buộc phải đạt được đối với người dân trong một độ tuổi quy định, đối với mỗi địa phương phải đạt được mức tỷ lệ thiểu số người dân có trình độ giáo dục phổ cập và sổ đơn vị cơ sở phải đạt được chuẩn phổ cập giáo dục. Ví dụ, quy định trẻ em đủ 14 tuổi phải có bằng tiểu học, thanh niên đủ 18 tuổi phải có bằng trung học cơ sở chính là quy định mức phổ cập giáo dục tiểu học và cơ sở tương ứng với cá nhân, quy định vùng ở vùng đồng bằng phải có ít nhất 80% (ở miền núi, vùng sâu, vùng xa khó khăn phải ít nhất 70%) số trẻ trong độ tuổi 11-14 tốt nghiệp tiểu học, số thanh niên trong độ tuổi 15-18 tốt nghiệp trung học cơ sở thì được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở trong tương lai.

Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học làm cho tỷ lệ tối thiểu tăng lên từ 69,6% trong năm 2000 lên 86,4% trong năm 2010, 95% năm 2015 và 98% năm 2020.

Thực hiện dạy và học ở bậc tiểu học: sở giáo dục và các phòng giáo dục huyện, bắt đầu công tác này bằng việc điều tra về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên của các trường tiểu học; thực hiện thí điểm ở những trường có đủ điều kiện, ở những trường chưa đủ điều kiện, các cán bộ quản lý trường và phòng đã tham mưu với tỉnh huyện có kế hoạch tu sửa đảm bảo diện tích và tiêu chuẩn quy định để có thể thực hiện dạy và học.

Xây dựng trường tiểu học: Ngay từ khi có quyết định của Bộ giáo dục ban hành quy chế công nhận xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn, các trường tiểu học và các phòng giáo dục huyện đã tổ chức nghiên cứu quy chế. Các phòng giáo dục trình với tỉnh huyện về chủ trương, nội dung quy chế và kế hoạch thực hiện, tổ chức tuyên truyền trong các ban

ngành hữu quan, trong nhân dân, để nhận được sự ủng hộ. Các trường tiểu học lập kế hoạch toàn diện và củng cố các tổ chức trong trường, xây dựng cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặt ra những chương trình hành động và xác định mốc thời gian đạt chuẩn.

Quy định về giảm tải nội dung học tập dành cho học sinh tiểu học đã được trường tiểu học nghiên cứu, quán triệt và thực hiện nghiêm túc. Chất lượng giáo dục toàn diện của bậc học được nâng lên một bước nhờ thực hiện dạy đủ 8 môn bắt buộc với yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng của từng bộ môn.

Vấn đề dạy thêm, học thêm ở nước Lào hiện nay đang được Sở chú ý thực hiện nghiêm túc hướng tới mục tiêu đạt được kết quả giáo dục tốt nhất.

Bên cạnh đó, Sở đã chủ trọng xây dựng tổ chức bộ máy quản lý giáo dục nói chung trong đó có giáo dục phổ thông nhằm thực có hiệu quả các chính sách giáo dục của Nhà nước.

- Sở giáo dục

Quy định số 1896/GD, ngày 06/10/2001 về tổ chức bộ máy và hoạt động sở giáo dục tỉnh Luông Nặm Thà bao gồm: Giám đốc sở, phó giám đốc sở, phòng thanh tra giáo dục sở, phòng giáo dục phổ thông, phòng dữ liệu và kế hoạch, phòng giáo dục phổ thông, phòng giáo dục thường xuyên, phòng bồi dưỡng giáo viên, tổ giám sát viên, trung tâm bồi dưỡng giáo viên (Xem sơ đồ dưới đây). Sở giáo dục cơ quan chuyên môn của tỉnh là tổ chức quản lý giáo dục ở địa phương, chịu trách nhiệm trước tỉnh trưởng và Bộ giáo dục thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục ở tỉnh bao gồm các ngành học: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục bổ túc, với các loại hình đào tạo: công lập, dân lập... Mặc dù quy định về tổ chức bộ máy và hoạt động sở giáo dục không nêu

mô hình tổ chức và biên chế của sở giáo dục nhưng sở đã tham mưu với tỉnh trưởng để có quyết định cụ thể việc lập các phòng chuyên môn và phòng chức năng.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của sở giáo dục tỉnh Luông Nặm Thà

Ghi chú:

 Giám đốc

 Và (3) Phó giám đốc

 Ban thanh tra giáo dục Sở

 Phòng giáo dục phổ thông

 Phòng bồi dưỡng giáo viên

 Phòng tổng hợp và tài chính

 Phòng tổ chức nhân sự

 Phòng dữ liệu và kế hoạch

 Phòng giáo dục thường xuyên

 Trung tâm bồi dưỡng giáo viên

Dựa vào cơ cấu tổ chức trên đây thấy rằng: cơ cấu tổ chức bộ máy của sở giáo dục tỉnh Luông Nặm Thà được tổ chức theo hình thức tổ chức trực tuyến, mỗi phòng chỉ có trách nhiệm báo cáo với một thủ trưởng, và mỗi phòng cũng độc lập với nhau. Mặt khác, giữa giám đốc và phó giám đốc cũng có sự phân công rõ ràng, trong đó hai phó giám đốc phụ trách công công tác chuyên môn, bằng việc điều khiển các phòng chuyên môn, còn giám đốc thì phụ trách các phòng chức năng để đảm bảo cho hoạt động của sở được tiến hành nhanh và liên tục. Ban thanh tra có chức danh tương đương với phó giám đốc và do giám đốc trực tiếp điều hành.

Một phần của tài liệu Ths CTH quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông ở tỉnh luông nặm thà CHDCND Lào (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w