Phương hướng và mục tiêu chung của quy hoạch phát triển giáo dục 10 năm (2010-2020)

Một phần của tài liệu Ths CTH quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông ở tỉnh luông nặm thà CHDCND Lào (Trang 70 - 77)

- Phòng giáo dục huyện

3.1.2 Phương hướng và mục tiêu chung của quy hoạch phát triển giáo dục 10 năm (2010-2020)

giáo dục 10 năm (2010-2020)

+ Môi trường quốc tế

Toàn cầu hóa là xu thế khách quan của đời sống quốc tế khi nhân loại bước vào thế kỷ XXI. Xu hướng chung cửa việc phát triển kinh tế - xã hội đưa trên việc khai thác tài nguyên môi trường sẽ giảm dần, thay vào đó sẽ dựa trên trí thức con người nhiều hơn. Sau đó, các nước trên thế giới tập trang nhiều hơn cho việc phát triển nguồn nhân lực, coi giáo dục là yếu tố quan trọng nhất trong việc đào tạo con người có trí thức, có đạo đức, có sức

khỏe, có khả năng vận dụng khoa học công nghệ trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước.

+ Hoàn cảnh trong nước

Mặc dù việc phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua đã đạt được kết quả khả quan so với thời kỳ đất nước mới giải phóng, nhưng so với các nước trong khu vực và quốc tế, nước Lào vẫn còn kém phát triển, tỷ lệ đói nghèo vùng nông thôn miền núi vùng xa xôi vẫn còn ở mức 39%, 80% dân cư Lào là nông dân, phần lớn mới chuyển đổi từ sản xuất nhỏ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa.

Mặc dù cơ sở kinh tế quốc dân đã tăng trưởng nhưng chưa vững chắc dự trữ trong nước còn thấp, thị trường trao đổi đã hình thành nhưng chưa rộng rãi, hiệu quả chưa cao, kinh tế thương nghiệp và thị trường đã bắt đầu phát triển trong thành thị và vùng đã có cơ sở hạ tầng tương đối phát triển, khoa học, công nghệ, hệ thống giáo dục và y tế đã dần từng bước được cải thiện.

Trong quá trình phát triển đất nước Lào có nhiều thuận lợi và tiềm năng: tài nguyên thiên nhiên phong phú, có vị trí trung tâm của tiểu khu vực Lào còn có chính sách đúng đắn và được các nước bạn và các tổ chức quốc tế giúp đỡ, đất nước bình yêu, ổn định chính trị, trật tự xã hội đã được giữ vững, cơ sở hạ tầng, kinh tế văn hóa xã hội và nhân dân các bộ tộc Lào có truyền thống đoàn kết.

Từ môi trường quốc tế và hoàn cánh trong nước và tình hình phát triển giáo dục trên đây, bộ giáo dục xác định phát triển giáo dục 10 năm (2010- 2020) với những nội dung như sau:

Phương hướng chung

+ Phát triển giáo dục phải phù hợp và gắn chặt với phát triển kinh tế

- xã hội, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

+ Phát triển giáo dục phải bảo đảm phát triển con người toàn diện và có cơ hội học suốt đời.

+ Phát triển giáo dục phải đi theo xu hướng và tiêu chuẩn của quốc tế làm cho giáo dục của đất nước từng bước tiến gần với tiêu chuẩn quốc tế.

+ Phát triển giáo dục phải thực hiện một cách có hệ thống, đồng bộ, liên tục trong mọi lĩnh vực kể cả lĩnh vực công và lĩnh vực tư, đặc biệt là phải thực hiện thành công phổ cập giáo dục tiểu học.

Làm cho giáo dục trở thành trọng tâm của sự phát triển nguồn nhân lực, trở thành sự nghiệp của toàn xã hội và tạo điều kiện cho mọi người tham gia vào quá trình phát triển giáo dục.

Mục tiêu chung

+ Xây dựng thêm các trường mầm non để có thể đón nhận số trẻ đến trường: từ 8% trong năm 2000 lên 19, 1% trong năm 2010, 30% năm 2015 và 42% năm 2020.

+ Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học, làm cho tỷ lệ nhập học của trẻ em trong đội tuổi 6-10 tăng từ 69,6% năm 2000, lên 86,4% năm 2010, 95% năm 2015 và 98% năm 2020.

+ Tăng tỷ lệ nhập học chung của học sinh ở bậc trung học cơ sở từ 45,8% trong năm 2000, thành 63% trong năm 2010, 75% trong năm 2015 và 90% trong năm 2020.

+ Tăng tỷ lệ nhập học chung của học sinh ở bậc trong học phổ thông từ 22,6% trong năm 2000, thành 28% trong năm 2010, 52,5% trong năm 2015 và 75% trong năm 2020.

- Xóa mù chữ cho nhân dân theo mục tiêu sau:

+ Xóa mù chữ cho đối tượng 15-40 tuổi từ 83% trong năm 2000, thành 90% trong năm 2010, 93% trong năm 2015 và 95% trong năm 2020.

+ Xóa mù chữ cho đối tượng từ 15 tuổi trở lên từ 74% trong năm 2000, thành 83% trong năm 2010, 87% trong năm 2015 và 90% trong năm 2020.

- Tăng tỷ lệ sinh viên trên 100.000 dân từ 520/100.000 người trong năm 2000, thành 880/100.000 người năm 2010, 1400/100.000 người trong năm 2015 và 2380/100.000 người trong năm 2020.

- Muốn làm được điều đó phải tăng ngân sách nhà nước cho phát triển giáo dục tương ứng 12% trong năm 2001-2002, 16% trong năm 2010, 18% trong năm 2015 và 20% trong năm 2020.

Từ phương hướng và các mục tiêu chung của quy hoạch phát triển giáo dục để đạt được điều đó thì ngành giáo dục phải đổi mới tổ chức bộ máy và hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục một cách đồng bộ từ trung ương đến địa phương, cố gắng giải quyết các khuyết điểm, phát huy các ưu điểm, vận dụng các tiềm năng, các cơ hội hiện có một cách hiệu quả và vượt qua những khó khăn và thách thức trước mắt đưa nền giáo dục nước nhà tới mục tiêu đã đề ra.

Quán triệt nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Luông Nặm Thà lần thứ VII khóa VII; tiếp tục triển khai nội dung và tinh thần cơ bản của chiến lược phát triển giáo dục ở CHDCND Lào phấn đấu nhằm hạn chế và giảm số người không biết chứ và mù chữ trở lại, nâng cao dân trí, đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, các nhà chuyên môn và trí thức có đủ năng lực, đáp ứng nhu cầu của đất nước.

Giáo dục tỉnh Luông Nặm Thà tiếp tục tập trung thực hiện các nội dung mở rộng mạng lưới, phát triển quy mô, đa dạng hóa loại hình giáo dục, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý nhà nước, giáo dục chính trị tư tưởng, phát huy vai trò các đoàn thể, thực hiện kỷ cương nề nếp nhà trường, vẹn toàn đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, tăng cường quản lý nhà nước về giáo dục.

Mục tiêu chung của phát triển giáo dục - đào tạo tỉnh Luông Nặm Thà trong 10 năm (2010-2020) tới là: bồi dưỡng cho thế hệ trẻ tinh thần yếu nước, yếu quê hương, gia đình và tự tôn dân tộc, lý tưởng XHCN, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, kỷ luật, đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản làm chủ kỹ năng, quan tâm đến hiệu quả, nhạy

cảm với cái mới, có ý thức vươn lên về khoa học, công nghệ, có trách nhiệm đóng góp xây dựng quê hương, phát huy truyền thống giáo dục - đào tạo con người toàn diện như: đức dục, trí dục, mỹ dục, thể dục lao động, kết hợp sự giáo dục trong nhà trường với giáo dục trong gia đình và xã hội.

Mục tiêu cụ thể mà giáo dục tỉnh Luông Nặm Thà đạt được trong thời gian tới là:

+ Giáo dục tiểu học.

Duy trì và tiếp tục nâng cao phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, xây dựng bậc tiểu học ổn định và có chất lượng, tổ chức ngày “toàn dân đưa trẻ đến trường” nhằm huy động tối đa trẻ em trong độ tuổi đi học, nhất là trẻ 6 tuổi vào lớp 1. Quan tâm đặc biệt đến vấn đề giáo dục trẻ khuyết tật, trẻ có hoàn cánh khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi để các em học tập tốt. Chấp hành nghiêm túc chương trình, kế hoạch dạy học, thực hiện dạy đủ 8 môn đúng quy định về giảm tải nội dung học tập dành cho học sinh tiểu học, đồng thời đảm bảo yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng bộ môn. Từng bước nâng cao chất lượng các bộ môn năng khiếu như hát nhạc, mỹ thuật, thể dục.

Thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy học trên cơ sở nắm vững sách giáo khoa, nội dung giảm tải, yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng môn học, sao cho hoạt động của học sinh nhẹ nhàng, tự nhiên, chất lượng, hiệu quả. Sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học, đẩy mạnh các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Về giáo dục cấp I cần chú ý thực hiện 5 chương trình lớn mà bộ giáo dục đã đề ra: chương trình phát triển giáo trình, chương trình nâng cao chất lượng và đời sống của giáo viên, chương trình xây dụng cơ bản, chương trình thông tin và biểu đồ giáo dục và kiện toàn tổ chức quản lý giáo dục. cần đưa ngoại ngữ vào học ở cấp tiểu học trở lên. Song với hệ thống quốc học nên mở rộng vai trò của tư nhân trong việc phát triển

trường phổ thông và nếu có điều kiện cho họ lập trường cao đẳng kỹ thuật và đại học sự phạm giảm bớt gánh nặng cho Nhà nước. Tuy nhiên, Nhà nước cũng cần quản lý giáo dục tư thục cho phù hợp với quy chế giáo dục và giáo khoa của nhà nước.

+ Đối với giáo dục từ cấp II, cấp III, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học cần củng cố và sắp xếp lại cho phù hợp với khả năng của Lào hiện nay, làm cho học sinh cấp II, cấp III được học nghề đi đôi với giáo dục phổ thông. Đồng thời, cần chú ý củng cố tốt chất lượng giáo dục trong các trường chuyên nghiệp, nhằm từng bước nâng cao trình độ giáo dục quốc gia nhích gần đến tiêu chuẩn quốc tế. Bộ giáo dục cần phối hợp với các ngành hữu quan phân công rõ rệt việc quản lý các trường chuyên nghiệp, về giáo dục bình quân, ngoài việc dạy cho nhân dân biết đọc, biết viết nên nghiên cứu việc dạy nghề trồng trọt, chăn nuôi...cho phù hợp với đặc điểm và thế mạnh của từng địa phương.

Các trường được quy hoạch xây dựng mặt bằng theo tiêu chuẩn, các phòng học được xây dựng kiên cố, đủ các phòng chức năng, được trang bị đầy đủ phương tiện để học theo bộ môn. Đồng thời, ứng dụng công nghệ thông tin đạt tới trình độ coi nó như là một công cụ hỗ trợ đắc lực trong quản lý và cung cấp kiến thức cho các môn học khác. Mở rộng quy mô, đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để các trung tâm kỹ thuật thực hành hướng nghiệp đủ khả năng giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông, dạy nghề xã hội. Tăng cường công tác hướng nghiệp hoàn thành được mục tiêu tỷ lệ lao động được đào tạo trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội. Thực hiện tốt việc đổi mới chương trình, nội dung giáo dục phổ thông theo hướng dẫn của bộ giáo dục. Đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xúc tiến xây dựng mô hình trung học phổ thông kỹ thuật.

Bảng 3.1: Chỉ số phát triển giáo dục phổ thông (2010 - 2015) Bậc học Các chỉ số 2010 2015 Số trường 1198 1210 Số lớp học 3940 4500 Tiểu học TSHS thi đỗ 14081 20000 Số học sinh 126093 138000 Số giáo viên 3807 4500 Số lớp 3940 4500 Số trường 158 178 Số lớp học 1217 1328 THCS+THPT TSHS thi đỗ 19589 25000 Số học sinh 48622 54509 Số giáo viên 2524 3206 Số lớp 1217 1328

Nguồn dự báo của sở giáo dục tỉnh Luông Nặm Thà (2010-2015)

+ Đội ngũ cán bộ giáo viên

Coi đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cả về phẩm chất đạo đức, và năng lực chuyên môn là khâu đột phá có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển giáo dục - đào tạo, đặc biệt chú ý công tác tư tưởng chính trị trong cán bộ quản lý giáo viên. Ổn định và phát triển các trường sư phạm đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, xây dựng đội ngũ giáo viên có phẩm chất chính trị, chuyên môn cao, đủ về số lượng đồng bộ về cơ cấu. Đạt chuẩn đào tạo theo chuẩn quy định điều 22 luật giáo dục là:

+ Có bằng tốt nghiệp trung học sự phạm đối với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học.

+ Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm đối với giáo viên THCS

+ Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm quốc gia đối với giáo viên THPT

+ Nâng cao năng lực trong quản lý và điều hành của các bộ phận

quản lý, kiện toàn bộ máy quản lý, thống nhất quản lý Nhà nước về giáo dục - đào tạo.

Một phần của tài liệu Ths CTH quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông ở tỉnh luông nặm thà CHDCND Lào (Trang 70 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w