Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông

Một phần của tài liệu Ths CTH quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông ở tỉnh luông nặm thà CHDCND Lào (Trang 81 - 82)

- Tiếp tục thực hiện triệt để chỉ thị 106/GD của Bộ giáo dục về việc dạy thêm Mặc dù sở đã xét cấp giấy phép dạy thêm cho những giáo

3.2.3. Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông

Việc kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục, trước hết cần củng cố lại ban chỉ đạo giáo dục các cấp theo hướng tinh gọn hoạt động có hiệu quả, ban chỉ đạo giáo dục các cấp phải có quy chế hoạt động, có phân công nhiệm vụ cũng như trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên, củng cố đội ngũ cán bộ quản lý điều hành công tác giáo dục ở từng vùng, bản,... để giúp tỉnh ủy, tỉnh trưởng chỉ đạo tốt chương trình, trách nhiệm cao ở các ngành tỉnh, huyện về hỗ trợ cho vùng, bản làm công tác giáo dục được tốt. Ban chỉ đạo có trách nhiệm đánh giá đúng thực trạng giáo dục ở địa phương, trên cơ sở đặc điểm kinh tế - xã hội xây dựng chương trình, mục tiêu cụ thể với những biện pháp và bước đi thích hợp, để từng bước phổ cập giáo dục ở địa phương mình. Vì vậy, ban chỉ đạo này cũng là cơ quan tổ chức thực hiện, lồng ghép các chương trình, dự án kinh tế - xã hội vì mục tiêu giao dục để đảm đương được các việc, các ban chỉ đạo giáo dục cần bộ trí đủ những cán bộ có trình độ năng lực, có kinh nghiệm và lòng nhiệt tình. Thực tế cho thấy đội ngũ cán bộ thừa hành là hết sức quan trọng, là nhân tố quyết định sự thành công của chương trình. Chỉ có cán bộ có trình độ năng lực, có kinh nghiệm và có tâm huyết mới chủ động đề xuất, tổ chức triển khai theo chương trình kinh tế đúng mục tiêu và đảm bảo tiến độ thời gian,...

Sắp xếp lại tổ chức đơn vị và bố trí nhân sự phù hợp chức năng, nhiệm vụ của sở giáo dục, phòng giáo dục và các nhà trường phổ thông.

Hiện nay, cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự của giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu mở rộng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, kiến thức quản lý Nhà nước, sắp tới phải đẩy mạnh việc sắp xếp, bổ sung bộ máy và nhân sự.

Sắp xếp biên chế của phòng, theo hướng tăng số lượng cán bộ và giảm số lượng nhân viên phục vụ theo quy định về tổ chức biên chế, lập kế hoạch chuẩn hóa và bổ sung như quy định chế độ bắt buộc khi đi học, điều chuyển,

tuyển dụng người có phẩm chất, năng lực về trường công tác kèm theo chế độ đãi ngộ tương ứng.

Kiện toàn bộ máy quản lý giáo dục các cấp theo hướng tinh giản đầu mối, tránh trùng lắp, chồng chéo. Thực hiện mạnh mẽ phân công, phân cấp quản lý giáo dục, phát huy tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của Sở.

Một phần của tài liệu Ths CTH quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông ở tỉnh luông nặm thà CHDCND Lào (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w