Xây dựng và hoàn thiện chính sách sản phẩm, chính sách tín dụng phù hợp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ACB chi nhánh hoàng cầu (Trang 66 - 67)

Cho vay khách hàng (đ/v: tỷ đồng)

3.2.1. Xây dựng và hoàn thiện chính sách sản phẩm, chính sách tín dụng phù hợp

phù hợp

CSTD là một trong những điều kiện cốt lõi quyết định hiệu quả hoạt động và chất lượng tín dụng của ngân hàng. Chúng phản ánh phương thức ngân hàng thực hiện HĐTD, là nền tảng cho tính an toàn, ổn định trong HĐTD của ngân hàng và định hướng HĐTD của ngân hàng trong từng thời kỳ của nền kinh tế xã hội. Chính vì vậy, để cải thiện chất lượng tín dụng, CSTD là một trong những vấn đề ngân hàng cần phải cải thiện trước tiên.

Hiện nay, chính sách khách hàng áp dụng tại ACB Hoàng Cầu về cơ bản là tương đối hoàn thiện, tuân thủ tốt các chính sách đưa ra bởi ACB và NHNN Việt Nam.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận chính sách hiên tại vẫn còn tồn tại những điểm hạn chế. Hướng đến năm 2021 được dự đoán có rất nhiều khó khăn, trong điều kiện nền kinh tế vẫn phải chịu ảnh hưởng rất nặng nề bởi những diễn biến khó lường của đại dịch Covid-19, nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, ngân hàng nên cân nhắc nới lỏng quy định về điều kiện vay vốn không có lịch sử nợ nhóm 2 trong vòng 12 tháng gần nhất. Trong năm 2020, rất nhiều cá nhân, hộ kinh doanh và doanh nghiệp có hoạt động SXKD chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh dẫn đến chậm trễ trong thanh toán nợ. Khác với ACB, rất nhiều NHTM và các tổ chức tín dụng vẫn chưa thể thực hiện một cách chính xác, hợp lý chỉ thị của NHNN trong việc hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh bằng những phương pháp như cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, dẫn đến tình trạng nhiều khách hàng có tiềm năng nhưng lại gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận các sản phẩm vay của ngân hàng. Tiến tới năm 2021, khi nhu cầu vốn trong thị trường tăng cao nhằm tái khởi động nền kinh tế và khắc phục hậu quả của dịch bệnh, các đối tượng khách hàng có lịch sự nợ nhóm 2 này sẽ là những khách hàng vô cùng tiềm năng dành cho ngân hàng, tuy nhiên, vẫn cần phải đảm bảo đánh giá thật kỹ điều kiện tài chính, pháp lý và kế hoạch sử dụng vốn của khách hàng nhằm hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra.

Ngoài ra, chính sách tài sản đảm hiện nay của ngân hàng cũng còn hạn chế khi đa phần chỉ tiếp nhận những TSĐB trong khu vực nội thành Hà Nội. Ngân hàng nên cân nhắc, linh hoạt hơn trong chính sách TSĐB, tiếp nhận cả những TSĐB nằm ở khu vực ngoại thành Hà Nội. Việc ngân hàng hiện chỉ tập trung nhận những tài sản trong khu vực nội thành khiến cho mạng lưới khách hàng của ngân hàng bị giới hạn, ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tìm kiếm khách hàng vay mới của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ACB chi nhánh hoàng cầu (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w