Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ACB chi nhánh hoàng cầu (Trang 72 - 74)

Cho vay khách hàng (đ/v: tỷ đồng)

3.3.3.Đối với Ngân hàng Nhà nước

Để đảm bảo hiệu quả hoạt động và chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng, NHNN cần nâng cao hiệu quả của các hoạt động thanh tra, giám sát thông qua các phương pháp thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa. Đảm bảo kiểm soát một cách chặt chẽ HĐKD của các NHTM, đảm bảo tính minh bạch và độ hiệu quả của HĐTD, yêu cầu giải trình một cách cụ thể ngay khi phát hiện có sai phạm, gây thất thoát đến nguồn vốn của hệ thống ngân hàng.

NHNN cũng cần chú trọng nâng cao tính hiệu quả của Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam CIC, giúp đảm bảo tính chính xác, kịp thời của hệ thống trong việc cung cấp thông tin lịch sử tín dụng của khách hàng cho các ngân hàng. Yêu cầu các NHTM phải liên tục cập nhật thông tin khách hàng một cách chính xác đúng theo quy định của NHNN.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Dựa trên những phân tích đánh giá về thực trang chất lượng tín dụng, những thành tựu đạt được và khó khăn còn gặp phải trong chất lượng tín dụng của ACB Hoàng Cầu giai đoạn 2018-2020, người viết đã đưa ra những phân tích, đề xuất các giải pháp có thể giúp ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Những đề xuất của người viết bao gồm nâng cao chất lượng CSTD, hoàn thiện và phát triển hệ thống quản trị, kiểm soát nội bộ, nâng cao chất lượng hoạt động hạn chế rủi ro, nâng cao cơ sở vật chất, áp dụng khoa học công nghệ vào HĐKD tín dụng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tín dụng của ngân hàng. Đây là những yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định trực tiếp đến hiệu quả HĐTD của ngân hàng cũng như khả năng hạn chế rủi ro, khả năng thu hồi vốn của ngân hàng.

KẾT LUẬN

Chất lượng tín dụng là chỉ tiêu rất quan trọng đánh giá mức độ rủi ro trong HĐTD của NHTM, quyết định đến hiệu quả HĐTD cũng như đảm bảo khả năng hạn chế rủi ro và thu hồi nợ của ngân hàng. Chính vì vậy, người viết dựa trên cơ sở những đánh giá, lý luận phân tích khoa học đã được chứng minh, cùng với sự tham khảo từ những bài nghiên cứu tương tự đã được công nhận từ các tác giả có trình độ học vấn cao, đã thực hiện bài nghiên cứu với chủ đề “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng TMCP Á Châu ACB - chi nhánh Hoàng Cầu” và đã hoàn thành được những nhiệm vụ nghiên cứu được đề ra như sau:

- Đưa ra được những luận điểm chung về tín dụng và chất lượng tín dụng của các NHTM

- Phân tích, đánh giá được thực trạng chất lượng tín dụng tại ACB Hoàng Cầu giai đoạn 2018-2020

- Đánh giá, nhận định các thành tựu đã đạt được và những điểm hạn chế, khó khăn còn tồn tại trong chất lượng tín dụng của ACB Hoàng Cầu giai đoạn 20182020

- Phân tích, đề xuất được các giải pháp có tính lâu dài, phù hợp với nguồn lực của ngân hàng và tình hình kinh tế xã hội, giúp nâng cao chất lượng tín dụng của ACB Hoàng Cầu dựa trên cơ sở những khó khăn, hạn chế còn tồn tại sau giai đoạn 2018-2020.

Người viết đã rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu, thu thập tài liệu, phân tích đánh giá và đưa ra đề xuất để có thể góp phần giúp cho ACB Hoàng Cầu nâng cao chất lượng tín dụng một cách hiệu quả. Tuy nhiên, do vẫn còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm và trình độ, luận văn vẫn còn rất nhiều hạn chế và khiếm khuyết. Người viết rất mong sẽ được các thầy, cô, các đồng nghiệp cùng những ai quan tâm đưa ra những đánh giá, nhận xét, góp ý để người viết có thể rút kinh nghiệm và cải thiện hơn nữa trong những bài nghiên cứu sau.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ACB chi nhánh hoàng cầu (Trang 72 - 74)