5. Kết cấu của luận văn
2.3.1. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
Chỉ tiêu định lượng: Tăng trưởng quy mô TTKDTM
- Số lượng, cơ cấu các loại hình dịch vụ TTKDTM
Tốc độ tăng trưởng số lượng các DV TTKDTM thể hiện sự chú trọng vào việc nghiên cứu và triển khai đa dạng các sản phẩm, DV TTKDTM phục vụ cho nhu cầu của khách hàng. Mức độ tăng trưởng càng cao càng tốt.
Mức độ tăng trưởng về số lượng DV TTKDTM được tính bằng cách so sánh số lượng các DV TTKDTM qua các năm:
41
g = (Số lượng sản phẩm năm nay - Số lượng sản phẩm năm trước)*100%/(Số lượng sản phẩm năm trước).
- Quy mô, số lượng khách hàng sử dụng các DV TTKDTM
Số khách hàng sử dụng DV TTKDTM cho thấy thị phần, mức độ phổ biến của các DV TTKDTM do ngân hàng cung cấp. Mức độ tăng trưởng số lượng khách hàng được tính bằng cách so sánh số lượng khách hàng qua các năm, chỉ tiêu này càng cao càng tốt, cho thấy NH có chú trọng phát triển thị trường, phát triển và thu hút khách hàng sử dụng các sản phẩm TTKDTM hay không
g = (số lượng khách hàng năm nay - số lượng khách hàng năm trước)*100%/(Số lượng khách hàng năm trước).
- Mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng cho TTKDTM (ATM, máy in thẻ, POS, phần mềm...)
Mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng cho DV TTKDTM của ngân hàng được thể hiện qua chi phí đầu tư tăng thêm qua các năm là bao nhiêu, có tăng trưởng mạnh hay không, qua đó đánh giá ngân hàng có chú trọng đến phát triển cở sở hạ tầng cho các sản phẩm TTKDTM hay không. Mức độ tăng chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng tính bằng cách so sánh chi phí đầu tư qua các năm, chỉ tiêu này càng cao càng tốt.
g = (chi phí đầu tư năm nay - chi phí đầu tư năm trước)*100%/(chi phí đầu tư năm trước)
- Số lượng các doanh nghiệp, đơn vị, cán bộ công nhân viên... được trả lương qua thẻ.
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá DV TTKDTM của ngân hàng bạn nghiên cứu có được các doanh nghiệp ưa chuộng hay không. Tốc độ tăng trưởng số đơn vị, cá nhân được trả lương qua tài khoản được tính bằng cách so sánh số lượng doanh nghiệp tham gia trả lương tại ngân hàng, hay lượng cán bộ công nhân viên của các doanh nghiệp trả lương qua tài khoản tại ngân hàng bạn đang nghiên cứu qua các năm, từ đó đánh giá quy mô DV thanh toán tại NH có tăng trưởng mạnh hay không, đánh giá DV ngân hàng có được khách hàng chọn hay sử dụng nhiều hay không. Tỷ lệ càng cao đánh giá được chất lượng DV, sự ưa chuộng DV của khách hàng càng cao. Chỉ tiêu này được tính bằng cách so sánh số lượng doanh nghiệp hoặc số lượng cán bộ công nhân viên qua các năm.
42
g = (số lượng doanh nghiệp năm nay - số lượng doanh nghiệp năm trước)*100%/số lượng doanh nghiệp năm trước
Nâng cao chất lượng DV TTKDTM
- Tỷ lệ doanh số TTKDTM trên số dư tiền gửi không kỳ hạn bình quân
Chỉ tiêu này dùng để phân tích hiệu quả huy động vốn của ngân hàng từ DV TTKDTM, chỉ tiêu này cho thấy lượng tiền gửi tiền không kỳ hạn huy động được là bao nhiêu, khách hàng có sử dụng thường xuyên số tiền này để thanh toán hay không, doanh số thanh toán gấp bao nhiêu lần số tiền huy động được. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện khách hàng càng sử dụng DV thanh toán càng nhiều, khả năng thu hút huy động vốn càng nhiều. Chỉ tiêu này được tính bằng cách so sánh doanh số rút tiền qua các năm.
t = doanh số thanh toán *100%/số dư tiền gửi bình quân Số dư tiền gửi bình quân = (số dư đầu kỳ + số dư cuối kỳ)/2
- Tỷ lệ doanh số TTKDTM trên tổng số khách hàng có tài khoản tiền gửi không kỳ hạn
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá doanh số thanh toán bình quân trên một khách hàng, từ đó đánh giá tỷ lệ thanh toán bình quân trên mỗi khách hàng qua các năm đối với từng sản phẩm TTKDTM hoặc tổng số các sản phẩm là bao nhiêu, có tăng giảm như thế nào, có tăng trưởng mạnh hay không, đánh giá DV ngân hàng có được khách hàng chọn hay sử dụng nhiều hay không. Chỉ tiêu này được tính bằng cách so sánh doanh số với số lượng khách hàng. Tỷ lệ càng cao đánh giá được chất lượng DV, sự ưa chuộng DV của khách hàng càng cao.
t = doanh số thanh toán của mỗi loại sản phẩm*100%/số khách hàng của mỗi loại sản phẩm
- Doanh thu từ phí DV TTKDTM
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá hiệu quả của DV TTKDTM tại ngân hàng. Thông qua đánh giá doanh thu từ phí DV thanh toán qua các năm là bao nhiêu, hàng năm có tăng lên hay không, mức độ tăng trưởng doanh thu qua các năm như thế nào, tăng giảm ra sao, có tăng trưởng mạnh hay không. Mức độ tăng trưởng càng cao đánh giá được hiệu của sản phẩm DV mà bạn đang nghiên cứu càng cao. Chỉ tiêu này được tính bằng cách so sánh tổng doanh thu từ phí dịch vu TTKDTM
43
qua các năm.
Số dư tiền gửi không kỳ hạn bình quân = (số dư tiền gửi KKH đầu năm + số dư tiền gửi KKH cuối năm)/2
hoặc: Số dư tiền gửi không kỳ hạn bình quân = (số dư tiền gửi KKH đầu năm/2 + số dư tiền gửi KHH cuối quý 1 + số dư tiền gửi KHH cuối quý 2 + số dư tiền gửi KHH cuối quý 3 + số dư tiền gửi KKH cuối năm/2)/4
g = (số dư TG KKH năm nay - số dư TG KKH năm trước)*100%/số dư TG KKH năm trước
- Cơ cấu doanh thu của các DV TTKDTM
Chi tiêu này so sánh các nguồn thu nhập từ hoạt động TTKDTM, trong tổng thu nhập thì có bao nhiêu loại thu nhập, tỷ trọng từng loại bao nhiêu.
- Cơ cấu chi phí của các DV TTKDTM
Chi tiêu này so sánh các khoản chi phí cho hoạt động TTKDTM, trong tổng chi phí này thì có bao nhiêu loại chi phí, tỷ trọng từng loại bao nhiêu.
- Tỷ lệ tổng chi phí trên tổng thu nhập hoạt động thanh toán trên không dùng tiền mặt
Chỉ tiêu này dùng để so sánh để tạo ra một đồng thu nhập thì cần bao nhiêu đồng chí phí, tổng chi phí bằng bao nhiêu phần trăm tổng thu nhập.
- Mức độ tăng trưởng thu nhập ròng của hoạt động TTKDTM
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá thu nhập ròng từ hoạt động TTKDTM qua các năm có tăng hay không?
Thu nhập ròng = tổng doanh thu - tổng chi phí
g = (Thu nhập ròng năm nay - Thu nhập ròng năm trước)*100%/Thu nhập ròng năm trước
Chỉ tiêu định tính:
- Thời gian thực hiện dịch vụ: Là khoảng thời gian trung bình của một giao dịch TTKDTM khi giao dịch qua ngân hàng;
- Chất lượng dịch vụ: Bao gồm tính ổn định của dịch vụ, cách thức sử dụng dịch vụ, thời gian và phương án giải quyết các vấn đề phát sinh khi khách hàng sử dụng dịch vụ;
44
đúng thời gian quy định, không rò rỉ thông tin cá nhân, tài khoản của khách hàng.
2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá hoạt động phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
- Công tác lập kế hoạch: Là các dữ liệu, số liệu về công tác lập kế hoạch của ngân hàng, so sánh mức độ thực hiện với kế hoạch đề ra để đánh giá kết quả công tác lập kế hoạch. Ngoài ra còn có kết quả đánh giá công tác lập kế hoạch của CBNV SHB Thái Nguyên.
- Công tác xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng: Bao gồm các số liệu, dữ liệu về cơ sở hạ tầng hiện có và cơ sở hạ tầng đã và đang tiếp tục bổ sung của Ngân hàng. Bên cạnh đó còn có kết quả khảo sát về công tác xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng của SHB Thái Nguyên.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBNV: Là công tác nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân sự trong công ty trong lĩnh vực TTKDTM. Trong đó bao gồm các nội dung sau:
+Số lượng các lớp đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên: Nếu lớp đào tạo hàng năm được tổ chức thường xuyên, số lượng nhiều và chia ra thành các nghiệp vụ cụ thể thể hiện mức độ quan tâm của công ty đến công tác đào tại càng cao..
+Kết quả khảo sát về công tác đào tạo: Đánh giá của cán bộ Công ty về công tác đào tạo, bồi dưỡng CBNV của SHB Thái Nguyên
- Công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm: bao gồm các kênh, cách thức
truyền tải nội dung giới thiệu về các sản phẩm dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt và hiệu quả thực hiện các hoạt động này.
45
Chương 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNGTIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG SHB CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN 3.1. Giới thiệu về Ngân hàng SHB chi nhánh Thái Nguyên
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn Nhơn Ái được thành lập theo giấy phép số 0041/NH/GP ngày 13/11/1993 do Thống đốc Ngân hàng nhà nước cấp và chính thức đi vào hoạt động ngày 12/12/1993, với vốn điều lệ ban đầu là 400 triệu đồng, Trải qua 15 năm hoạt động, đến nay vốn điều lệ của SHB đã đạt 2 000 tỷ đồng, mạng lưới hoạt động kinh doanh đã có mặt tại các địa bàn TP Cần Thơ, TP Hồ chí minh, TP Hà nội, TP Đà nẵng, TP Quảng Ninh và ở Tỉnh Hậu Giang, với nhiều sản phẩm dịch vụ mới tiện ích. Đối tượng khách hàng của SHB đã đa dạng gồm nhiều thành phần kinh tế và hoạt động trong nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau. Hoạt động kinh doanh những năm qua, SHB luôn giữ được tỷ lệ an toàn vốn cao cùng với chính sách tín dụng thận trọng và quy trình hợp lý đảm bảo chất lượng và tài sản tốt với khả năng phát triển danh mục tín dụng khả quan. Vì vậy, kết quả kinh doanh của SHB năm sau luôn cao hơn năm trước, các chỉ tiêu tài chính đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, tạo tiền đề thuận lợi để Ngân hàng phát triển bền vững.
Trải qua 27 năm, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã có những bước tăng trưởng, phát triển an toàn, minh bạch và bền vững. SHB hiện đứng trong Top 5 Ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam, Top 10 Ngân hàng Thương mại uy tín nhất Việt Nam; Top 1.000 ngân hàng toàn cầu và là 1 trong 16 tổ chức tín dụng có tầm ảnh hưởng quan trọng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam… SHB vinh dự được trao tặng Huân chương lao động Hạng Nhì (Lần thứ 2), Huân chương lao động Hạng Ba và rất nhiều cờ, Bằng khen, Giấy khen của Chính Phủ, các Bộ, Ngành, Đoàn thể và các Giải thưởng cao quý khác.
Tính đến 31/12/2019, SHB có tổng tài sản đạt gần 369.000 tỷ đồng. Vốn điều lệ 14.550 tỷ đồng. Vốn tự có đạt 29.655 tỷ đồng. Hiện SHB đã phát triển mạnh mẽ với hơn 8.500 cán bộ nhân viên đang làm việc tại 530 điểm giao dịch trong và ngoài
46
nước, phục vụ hơn 4 triệu khách hàng cá nhân, doanh nghiệp và kết nối tới 400 ngân hàng đại lý trên khắp các châu lục.
Với tôn chỉ hoạt động “Đối tác tin cậy, Giải pháp phù hợp”, SHB hướng tới mục tiêu TOP 3 ngân hàng TMCP tư nhân lớn nhất Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế Basel II và chiến lược phát triển ngân hàng số, trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng với các sản phẩm, dịch vụ tài chính chất lượng trên nền tảng công nghệ cao. SHB Thái Nguyên được thành lập vào năm 2014, đặt trụ sở chính tại Trung tâm thương mại Chợ Minh Cầu, số 2, Đường Minh Cầu, Phường Phan Đình Phùng, Thành phố Thái Nguyên. Đây là trụ sở cũng là Phòng Giao dịch của SHB Thái Nguyên. Tính đến hết năm 2019, SHB Thái Nguyên có 45 cán bộ nhân viên đang làm việc tại trụ sở chính.
Tầm nhìn
SHB đặt mục tiêu trở thành ngân hàng số bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam và tầm nhìn đến năm 2025 trở thành một tập đoàn tài chính mạnh theo chuẩn quốc tế với hạ tầng công nghệ hiện đại, nhân sự chuyên nghiệp, mạng lưới rộng trên toàn quốc và quốc tế nhằm mang đến cho đối tác và khách hàng các sản phẩm dịch vụ đồng bộ, tiện ích với chi phí hợp lý, chất lượng dịch vụ cao.
Giá trị cốt lõi
Lợi ích của cổ đông: SHB luôn cam kết bảo toàn và gia tăng giá trị ngân hàng, phát triển an toàn bền vững, đem lại lợi ích tối đa cho các cổ đông. SHB không ngừng tăng trưởng, đáp ứng sự kỳ vọng của các cổ đông, các nhà đầu tư vì một SHB thịnh vượng.
Trọng tâm là khách hàng: SHB luôn am hiểu, hướng tới khách hàng và thị trường với phong cách phục vụ chuyên nghiệp, hiện đại.
SHB cam kết cung cấp cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ hiện đại, đa dạng, tiện ích, thân thiện, nhanh chóng, hiệu quả, có sự khác biệt và mang tính cạnh tranh cao.
Coi trọng phát triển đội ngũ nhân viên: SHB trẻ trung, năng động, môi trường làm việc chuyên nghiệp, tin cậy.
47
phát triển cho tất cả mọi người, hướng tới giá trị tôn vinh những cá nhân có thành tích tốt.
Liêm chính và minh bạch: SHB chú trọng tính minh bạch, trung thực trong tất cả mọi hoạt động trên toàn hệ thống
Nâng cao năng lực quản trị điều hành, công tác quản trị rủi ro, kiểm toán kiểm soát nội bộ.
Không ngừng đổi mới: SHB luôn xây dựng chiến lược cạnh tranh, tạo ra sự khác biệt, không ngừng lắng nghe, học hỏi, cải tiến, đổi mới và phát triển.
Giá trị thương hiệu: SHB là ngân hàng bán lẻ hiện đại đa năng, có bản sắc riêng, có uy tín và vị thế trong nước và quốc tế.
Thương hiệu là tài sản của ngân hàng, là vinh dự của CBNV ngân hàng
Chiến lược phát triển
Luôn xây dựng chiến lược phù hợp cho từng giai đoạn phát triển, có tính định hướng dài hạn với chiến lược cạnh tranh, luôn tạo ra sự khác biệt, hướng tới thị trường và khách hàng.
Hệ thống quản trị rủi ro được xây dựng đồng bộ có chiều sâu trên toàn hệ thống, chất lượng, hiệu quả và chuyên nghiệp đảm bảo cho hoạt động được an toàn bền vững.
Xây dựng văn hóa SHB thành yếu tố tinh thần gắn kết xuyên suốt toàn hệ thống. Xây dựng chiến lược quản trị và đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, đảm bảo quá trình vận hành thông suốt, hiệu quả và liên tục trên toàn hệ thống SHB.
Phát triển các sản phẩm dịch vụ, tăng trưởng lợi nhuận từ dịch vụ/ tổng lợi nhuận qua từng năm với nền tảng công nghệ hiện đại tiên tiến.
Luôn đáp ứng lợi ích cao nhất của các cổ đông, các nhà đầu tư vì một SHB thịnh vượng.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức
Tổng số cán bộ của SHB-TN là45 người. Hoạt động của SHB-TN được điều hành bởi Ban giám đốc gồm:
Giám đốc: là người quản lý và điều hành chung đồng thời trực tiếp quản lý Kinh doanh của SHB-TN.
48 BAN GIÁM ĐỐC Phòng Hành chính nhân sự Phòng kế toán Phòng Dịch vụ khách hàng Phòng Ngân quỹ 02 Phòng Giao dịch Phòng thẩm định Phòng KH CN Phòng DN Phó giám đốc phụ trách KHCN: là người hỗ trợ giám đốc trong công tác quản lý và điều hành chung đồng thời trực tiếp phụ trách hoạt động kinh doanh mảng KHCN của đơn vị
Đứng đầu các phòng nghiệp vụ là các Trưởng phòng
Chi nhánh hiện có 2 Phòng giao dịch. Các Phòng giao dịch hạch toán độc lập, có doanh thu và chi phí. Hạch toán lỗ lãi riêng.
Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy của SHB-TN
(Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự SHB TN)
3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017 - 2019
Nhìn chung trong những năm gần đây thì tình hình kinh doanh của tỉnh nói chung và của Ngân hàng nói riêng đạt được nhiều thành tựu. Hoạt động kinh doanh