Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) chi nhánh Thái Nguyên (Trang 115 - 126)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.1. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước

Hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán chưa hoàn thiện, mặc dù trong thời gian vừa qua hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán đã cải thiện nhiều, song vẫn được đánh giá là chưa đầy đủ và đồng bộ, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến thanh toán điện tử và thương mại điện tử. Ví dụ như đối với giao dịch điện tử, chưa đủ cơ sở để các ngân hàng tổ chức triển khai các kênh giao dịch điện tử vì chưa tạo được một cơ chế tổng hợp điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử trong ngành ngân hàng, chưa có sự chấp nhận đồng bộ giao dịch điện tử, chứng từ điện tử giữa các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan (như Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan,…). Vì vậy, Chính phủ cần tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, hoàn chỉnh để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc phát triển TTKDTM trong nền kinh tế. Chính phủ cần phát triển và hoàn thiện môi trường pháp lý cho phù hợp với thông lệ Quốc tế làm cơ sở thúc đẩy công nghệ Ngân hàng. Nhà Nước cần phải chỉnh sửa, cải tiến, bổ sung các nội dung, quy chế trong TTKDTM, phải có những hình thức thích hợp để áp dụng các Luật Quốc tế về thanh toán vào nước ta.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, bao gồm các luật, quy định liên quan đến các chủ thể tham gia thanh toán nói chung trong nền kinh tế cũng như hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng. Định hướng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý

106

bao gồm: phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, trên cơ sở đó kiểm soát rủi ro pháp lý thích hợp; bảo đảm phù hợp với các chuẩn mực thông lệ quốc tế được các định chế tài chính, tiền tệ quốc tế khuyến nghị hoặc được áp dụng chung ở nhiều quốc gia khác; tạo lập một môi trường cạnh tranh công bằng, bảo đảm khả năng tiếp cận thị trường và tiếp cận dịch vụ đối với các chủ thể có chức năng tương tự như nhau; hình thành cơ chế bảo vệ khách hàng hữu hiệu và bảo đảm quy trình giải quyết tranh chấp hiệu quả và khách quan; hạn chế thanh toán bằng tiền mặt đối với những đối tượng có sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm tăng khả năng kiểm soát việc sử dụng nguồn ngân sách.

Rà soát, bổ sung, chỉnh sửa cơ chế chính sách, các văn bản liên quan đến hoạt động thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phù hợp với lộ trình thực hiện những cam kết quốc tế về lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng như Hiệp định thương mại Việt Mỹ (BTA), Hiệp định AFTA, Hiệp định khung về thương mại, dịch vụ ASEAN (AFAS) và những cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

NHNN cùng các NHTM cần nhanh chóng thiết lập hệ thống thanh toán tự động, liên kết mạng thanh toán quốc gia giữa các Ngân hàng với nhau trong phạm vi cả nước. Cần phải hoàn thiện hơn trong việc tham gia vào thanh toán liên Ngân hàng Quốc tế (SWIFT) để phát triển thanh toán quốc tế, đây là xu thế tất yếu của nền kinh tế mở của Việt Nam.

NHNN cần ban hành thống nhất chế độ thanh toán không chứng từ qua mạng lưới vi tính, tạo phần mềm cho việc xử lý kỹ thuật truyền File chứng từ giữa các Ngân hàng thông qua mạng lưới vi tính, mở rộng thanh toán bù trừ xuống các quận, huyện thông qua mạng vi tính.

Cần đưa chính sách TTKDTM thành một chính sách Nhà Nước chứ không phải chỉ ở phạm vi cấp của ngành. Chẳng hạn như việc thanh toán giữa các đơn vị bắt buộc là thanh toán không dùng tiền mặt, đồng thời đưa ra các chế tài xử lý các đơn vị không thực hiện, hoặc thực hiện nhưng vi phạm như: nếu không sử dụng TTKDTM thì không được khấu trừ thuế GTGT, …..

NHNN cần tạo điều kiện thuận lợi nhất để các NHTM áp dụng khoa học công nghệ hiện đại, có chính sách đào tạo cán bộ công nhân viên có năng lực triển vọng,

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) chi nhánh Thái Nguyên (Trang 115 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)