Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017 2019

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) chi nhánh Thái Nguyên (Trang 58 - 62)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017 2019

Nhìn chung trong những năm gần đây thì tình hình kinh doanh của tỉnh nói chung và của Ngân hàng nói riêng đạt được nhiều thành tựu. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng luôn bám sát tiến độ thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh trên địa bàn để đẩy mạnh hoạt động huy động vốn và đầu tư tín dụng, từ đó đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng.

Hoạt động huy động vốn

Trong một Ngân hàng thì nguồn vốn là cơ sở để hình thành và tổ chức các hoạt động kinh doanh của mình, chính vì vậy công tác huy động vốn luôn được coi trọng hàng đầu trong kế hoạch kinh doanh của chi nhánh. Trên địa bàn tỉnh Thái

Quan hệ trực tuyến: Quan hệ chức năng:

49

Nguyên thì SHB-TNlà một trong những chi nhánh NHTM đang hoạt động trên địa bàn, mặt khác Thái Nguyên lại là một tỉnh có nền kinh tế tương đối phát triển, vì vậy, không thể tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt trong hoạt động.

Với phương châm “Đi vay để cho vay” chi nhánh đã mở rộng mạng lưới giao dịch. Thực tế, trong thời gian qua chi nhánh đã huy động và tập trung được một khối lượng vốn khá lớn tạo điều kiện thuận lợi nhất để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của khách hàng trên địa bàn. Điều đó được thể hiện qua bảng cơ cấu nguồn vốn sau:

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động huy động vốn tại SHB chi nhánh Thái Nguyên

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %

Huy động từ dân cư 795 61 864 64 1290 68

Huy động từ tổ chức,

doanh nghiệp 368 29 352 26 426 23

Nguồn khác 124 10 132 10 174 9

Tổng 1287 100 1348 100 1890 100

(Nguồn: Báo cáo thường niên giai đoạn 2017 - 2019 của SHB chi nhánh Thái Nguyên)

Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng số lượng huy động vồn hàng năm đều tăng. Trong giai đoạn 2017 - 2018, số lượng tăng không đáng kể, đạt 4,7%, giai đoạn 2018 - 2019, tỷ trọng huy động vốn tăng đáng kể, tăng 542 tỷ, đạt mức tăng 40,2%. Tỷ trọng huy động vốn từ tổ chức, doanh nghiệp có xu hướng giảm, do tình hình kinh tế chung của doanh nghiệp gặp khó khăn trong hội nhập kinh tế, cạnh tranh thị trường cao gây ra áp lực lớn về tài chính đối với doanh nghiệp.

Tính đến 31/12/2019 thì tổng nguồn vốn huy động được là 1890 tỷ đồng,tăng so với năm 2018 là 40,2% và tăng so với năm 2017 là 46,85% ,điều đó chứng tỏ uy tín của Ngân hàng ngày càng được khẳng định, mặc dù trong những năm qua thì kinh tế có nhiều biến động bất lợi và cạnh tranh ngày càng gay gắt nhưng chi nhánh luôn đổi mới các phương thức, giữ uy tín và có phong cách phục vụ tốt nên vẫn thu

50

hút được lượng khách hàng đáng kể. Nhìn chung, vốn của chi nhánh tăng trưởng đều đặn trong năm, không có gì đột biến với tốc độ tăng trưởng bình quân 43,5%.

Sử dụng vốn

Huy động vốn đã là một vấn đề khó khăn, nhưng việc sử dụng những nguồn huy động đó như thế nào cho hiệu quả còn là vấn đề nan giải hơn rất nhiều. Việc giải ngân và sử dụng vốn là một công việc lớn lao, mặc dù kinh doanh trong môi trường cạnh tranh khốc liệt nhưng toàn thể Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên của SHB-TNvẫn cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt những mục tiêu đã đề ra, nét nổi bật là mức tăng trưởng về đầu tư tín dụng khá cao cả về số lượng lẫn chất lượng. Sự thay đổi ấy được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.2: Kết quả hoạt động sử dụng vốn tại SHB Thái Nguyên

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2017 2018 2019

Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %

Dư nợ ngắn hạn 334 33 318 29 401 33

Dư nợ trung hạn 382 38 420 38 545 46

Dư nợ dài hạn 297 29 367 33 254 21

Tổng 1013 100 1105 100 1200 100

(Nguồn: Báo cáo thường niên giai đoạn 2017 - 2019 của SHB chi nhánh TháiNguyên)

Ta nhận thấy cơ cấu tín dụng được phân bổ đều ở cả đầu tư ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trong năm 2019 là 33%, dư nợ trung hạn có xu hướng tăng nhẹ, đạt 46% trong năm 2019, tỷ trọng dài hạn tăng nhẹ trong giai đoạn 2017 - 2018 và giảm mạnh trong giai đoạn 2018 -2019, giảm từ 33% năm 2018 xuống còn 21% năm 2019. Cơ cấu khách hàng trong hoạt động tín dụng có sự chuyển dịch tích cực, nâng cao tỷ trọng khách hàng là doanh nghiệp, mở rộng đối tượng cho vay đến mọi thành phần kinh tế.

Doanh số cho vay ngắn hạn năm 2019 là: 401 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2018, đáp ứng đầy đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là vốn thi công cho các doanh nghiệp xây lắp thực hiện các dự án kinh tế xã hội của tỉnh.

51

xuất vật liệu, khai thác chế biến khoáng sản, thuỷ điện, mua sắm máy móc thiết bị thi công, phương tiện vận tải,..Và cho vay tiêu dùng với cán bộ công nhân viên như: Cho vay làm nhà, mua sắm phương tiện phục vụ công tác và đời sống, …

Thu dịch vụ

Chi nhánh khai thác có hiệu quả các dịch vụ truyền thống như : Dịch vụ ngân quỹ, bảo lãnh, thanh toán trong nước, thu đổi ngoại tệ, thanh toán biên mậu, thanh toán quốc tế,…Các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh năm 2019 đều có sự tăng trưởng so với năm trước, thu dịch vụ ròng đạt 1.76 tỷ đồng,vượt 17% kế hoạch.

Kết quả triển khai các loại hình dịch vụ như sau;

Dịch vụ thanh toán: Năm 2019 đạt 746 triệu đồng, tăng 30.6% so với năm 2018. Thu dịch vụ ròng 602 triệu đồng, chiếm 34% tổng thu dịch vụ ròng, đạt 110% kế hoạch.

Bảo lãnh: Thu phí dịch vụ 858 triệu đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 93.2% kế hoạch. Thu dịch vụ ròng 844 triệu đồng, chiếm 48% trong tổng thu dịch vụ. Thu dịch vụ ngân quỹ: Doanh số thu tiền mặt cả ngoại tệ thu đổi 1.556 tỷ đồng. Thu dịch vụ 36 triệu đồng, chi dịch vụ ngân quỹ 26 triệu đồng, thu dịch vụ ròng 10 triệu. Dịch vụ kho quỹ quy mô hoạt động lớn nhưng chi phí lại nhiều.

Thu dịch vụ kinh doanh ngoại tệ: Nhìn chung dịch vụ này doanh số đạt rất thấp (khoảng 20 tỷ đồng quy đổi), chủ yếu là mua bán phục vụ nhu cầu thanh toán của khách hàng với số lượng nhỏ. Thu dịch vụ 37 triệu đồng, bằng 95% so với thực hiện năm 2018, đạt 100% kế hoạch.

Thu phí khai thác bảo hiểm: 11 triệu đồng, đạt 110% kế hoạch. Thu dịch vụ khác: 91 triệu đồng.

Kết quả kinh doanh

SHB Thái Nguyên đã thực hiện tốt việc quyết toán niên độ năm đảm bảo thời gian, đảm bảo chất lượng tốt. Công tác thanh toán được củng cố và đẩy mạnh, nhanh trong mạng lưới thanh toán qua máy vi tính trong toàn hệ thống, việc thanh toán chi trả đảm bảo nhanh chóng, an toàn và thuận tiện. Hiệu quả hoạt động của chi nhánh được thể hiện qua bảng số liệu sau:

52

Bảng 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của SHB Thái Nguyên giai đoạn 2017 - 2019

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2017 2018 2019

Số tiền Số tiền Số tiền

Tổng thu 2128 2281.96 2466.8

Tổng chi 2119.45 2271.94 2452.72

Tổng thu nhập 8.55 10.02 14.08

(Nguồn: Báo cáo thường niên giai đoạn 2017 - 2019 của SHB chi nhánh Thái Nguyên)

Như vậy, ta thấy rằng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng đạt hiệu quả. Năm 2019 tổng thu đạt 2466.8 tỷ trong đó thu từ hoạt động bảo lãnh là 858 triệu đồng, từ hoạt động dịch vụ thanh toán là 746 triệu đồng,từ thu ngân quỹ là 1556 tỷ đồng, thu lãi cho vay là 53.8 tỷ đồng. Tổng chi là 2452.72 tỷ đồng. Lợi nhuận đạt 14.08 tỷ đồng.

Nhìn chung, thì hoạt động kinh doanh tại chi nhánh có nhiều đóng góp đáng kể cho việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) chi nhánh Thái Nguyên (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)