Công ty cổ phần Vận tải Xăng dầu Vipco [66]

Một phần của tài liệu document (Trang 94 - 97)

f. Huỷ bỏ niêm yết

3.1.2.Công ty cổ phần Vận tải Xăng dầu Vipco [66]

Ngày 26/3/2007 Đại hội cổ đông thường niên năm 2006 của Công ty cổ phần Vận tải Xăng dầu Vipco thông qua 1 Quyết định sẽ phát hành

17.880.000 cổ phần nhằm tăng vốn điều lệ lên 600 tỷ đồng từ vốn điều lệ hiện tại là 421,2 tỷ đồng. Phương án phân bổ như sau (phương án 1):

- Phát hành cho Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (PetroVietnam): 9.118.800 cổ phần (chiếm 51% số lượng cổ phần phát hành để đảm bảo tỷ lệ nắm giữ 51%/ vốn điều lệ nhưng với giá phát hành 15.000 đ/cổ phần)

- Số còn lại 8.761.200 cổ phần sẽ phát hành quyền mua cho cổ đông hiện hữu khác với tỷ lệ 50: 21, tức là mỗi cổ đông hiện sở hữu 50 cổ phần được quyền mua 21 cổ phần và với giá 40.000 đ/cổ phần. Số cổ phần dôi dư từ đợt phát hành sẽ do Hội đồng quản trị quyết định với giá phát hành không thấp hơn 40.000 đ/cổ phần.

Sau khi buộc phải hủy bỏ phương án phát hành trái pháp luật nói trên, Công ty cổ phần vận tải xăng dầu VIPCO lại tiếp tục thông qua một phương án gần như giống hệt phương án trước đây. Theo phương án mới (phương án 2) được Hội đồng quản trị của VIPCO thông qua, VIPCO sẽ phát hành cổ phần mới để lấy vốn đầu tư cho dự án phát triển đội tàu với tổng mệnh giá phát hành là 178,8 tỉ đồng. Tất cả các cổ đông sẽ được mua cổ phần với tỷ lệ 50/21 (sở hữu 50 cổ phần cũ sẽ được mua 21 cổ phần mới). Tuy nhiên, các cổ đông sẽ phải lựa chọn một trong 2 phương án: mua với giá 15.000 đồng/cổ phần và số cổ phần này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong 10 năm; hoặc mua với giá 30.000 đồng/cổ phần và được tự do chuyển nhượng ngay sau thời điểm phát hành.

Phân tích:

Toàn bộ nội dung của phương án 1 trái với Luật Doanh nghiệp năm 2005: - Điều 78 Luật Doanh nghiệp qui định về các loại cổ phần bao gồm cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi và tại Điểm 5 nhấn mạnh "mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu nó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau".

- Điều 79 qui định về quyền của cổ đông phổ thông và tại Điểm 1 (c) qui định "cổ đông phổ thông được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty".

Như vậy là việc quyết định Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam được mua cổ phần với giá rẻ hơn nhiều so với cổ đông hiện hữu (giá mua chỉ bằng 37,5%) và được quyền mua gấp hơn 2 lần số lượng cổ phần giá rẻ so với cổ đông hiện hữu (vượt tiêu chuẩn là 5.288.904 cổ phần) là vi phạm Luật Doanh nghiệp năm 2005.

Khi đã ra phương án phát hành cho cổ đông hiện hữu thì mọi cổ đông, dù là cổ đông nhỏ hay cổ đông lớn đều có lợi ích ngang bằng tức là giá mua như nhau và tỷ lệ mua căn cứ theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của từng nhà đầu tư.

Theo nguyên lý quản trị công ty, tất cả cổ đông phải được đối xử bình đẳng như nhau. Các cổ đông phải có quyền bình đẳng và đối xử như nhau theo tỷ lệ vốn góp và cách thực hiện quyền đó cũng phải như nhau. Quyền lợi được hưởng vì thế cũng tương xứng với tỷ lệ vốn góp vào doanh nghiệp. Khi đã ra phương án phát hành cho cổ đông hiện hữu thì mọi cổ đông, dù là cổ đông nhỏ hay cổ đông lớn đều có lợi ích ngang bằng, tức là giá mua như nhau và tỷ lệ mua căn cứ theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của từng nhà đầu tư. Trường hợp không thực hiện như vậy là sai luật.

Về phương án 2, về mặt bản chất thì phương án này không khác gì so với phương án 1, nhưng Hội đồng quản trị đã tìm ra khe để lách, giúp cho cổ đông được Hội đồng quản trị ủng hộ mạnh mẽ được mua với giá rẻ, còn các cổ đông khác phải mua với giá cao hơn. Trên thực tế Hội đồng quản trị quá coi thường các nhà đầu tư bên ngoài và chỉ tập trung cho quyền lợi của cổ đông lớn là Petrolimex. Bởi lẽ, trên thực tế, không có một công ty niêm yết nào đưa ra điều kiện hạn chế chuyển nhượng 10 năm khi phát hành để nói đó là một sự lựa chọn. Việc phát hành cổ phần với ưu đãi về giá kèm theo điều kiện về hạn chế chuyển nhượng là phát hành một loại cổ phần đặc biệt, phải được Đại hội cổ đông thông qua chứ không thể do Hội đồng quản trị quyết định được.

Phương án phát hành mới của VIPCO là là một phương án đem lại những ưu đãi cực lớn cho cổ đông Petrolimex. Chỉ khi đa số những cổ đông

nhỏ khác nhất trí thông qua phương án này thì phương án đó mới là một phương án hợp lệ. Bằng không Petrolimex vẫn có thể dùng 51% quyền quyết định của mình tác động và làm cho phương án được thông qua. Đây là một cách mà cổ đông lớn nhà nước thường tận dụng lợi thế của mình biểu quyết.

Một phần của tài liệu document (Trang 94 - 97)