f. Huỷ bỏ niêm yết
3.1.3. Công ty Dầu Thực vật Tƣờng An [61]
Công ty cổ phần Dầu Thực vật Tường An (DTA) đã niêm yết chứng khoán trên sàn giao dịch chứng khoán từ ngày 26/11/2006 với tổng số vốn niêm yết là 189,9 tỷ VNĐ. Ngày 24/4/2008, công ty tổ chức Đại hội đồng cổ đông để phê chuẩn Bà Huỳnh Tuân Phương Mai tiếp tục giữ chức vụ Tổng Giám đốc điều hành theo như Quyết định số 33/QĐ-HĐQT ngày 9/5/2007 của Hội đồng quản trị về việc tiếp tục bổ nhiệm Bà Mai là Tổng giám đốc điều hành. Quyết định này cũng nêu rõ là việc bổ nhiệm Bà Mai cần phải được sự chấp thuận tại Đại hội đồng cổ đông gần nhất.
Tuy nhiên, tại Đại hội đồng cổ đông ngày 24/4/2008 với số cổ đông đại diện 75% vốn điều lệ tham dự, Bà Mai chỉ nhận được số phiếu chấp nhận là 28%, ba thành viên Hội đồng quản trị là đại diện của Công ty Dầu thực vật Hương liệu Mỹ phẩm Việt Nam (Vocarimex) chiếm 51% vốn điều lệ của DTA đã bỏ phiếu phản đối mà nguyên nhân là việc Bà Mai, với tư cách là Tổng giám đốc của DTA đã tiến hành thu mua nguyên liệu sản xuất từ các nhà cung cấp khác, mang lại nhiều lợi nhuận cho DTA, thay vì mua từ Vocarimex vốn chào giá cao hơn.
Theo quy chế thu mua nguyên liệu của DTA, nhà cung cấp phải chào giá bằng fax đồng thời cho Tổng giám đốc và Chủ tịch Hội đồng quản trị, khi Chủ tịch Hội đồng quản trị DTA cũng là Phó tổng giám đốc của Vocarimex, là cổ đông nắm giữ 51% vốn và cũng là một trong những bên chào giá cạnh tranh cung cấp nguyên liệu cho DTA. Theo thông lệ, khi chào giá bằng fax, nhà cung cấp luôn chào cao hơn giá bán thực tế từ 10 - 20 USD/tấn nhằm dự liệu khả năng giá tăng trong thời gian thương thảo. Nhưng Vocarimex lại thường chào giá thấp hơn 1 USD/tấn so với giá mà các bên đã chào.
Ngày 13/5/2008, nhóm cổ đông đại diện 18,33% vốn điều lệ của DTA đã yêu cầu một cuộc họp bất thường nhằm thảo luận các nội dung: (i) công khai hóa tên nhà cung cấp nguyên liệu của DTA; (ii) cần bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị độc lập trong DTA để bảo đảm minh bạch hoạt động của DTA; (iii) Công khai hóa các giao dịch và hợp đồng giữa DTA và Vocarimex; (iv) Đề nghị giảm tỷ lệ phần vốn nhà nước của Vocarimex từ 51 xuống 30% để bảo đảm tính độc lập cho DTA. Tuy nhiên, ngày 5/6/2008, 3 thành viên Hội đồng quản trị đại diện 51% vốn điều lệ của DTA đã phản đối việc triệu tập họp.
Phân tích:
(i) Việc cá nhân những thành viên Hội đồng quản trị đại diện cho 51%/vốn điều lệ của cổ đông nhà nước là Cty Dầu Thực vật Hương liệu Mỹ phẩm Việt Nam (Vocarimex) tại Công ty cổ phần Dầu Thực vật Tường An tổ chức không phê chuẩn Bà Mai tiếp tục giữ chức vụ Tổng Giám đốc điều hành là trái với Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước, là không đúng thẩm quyền. Theo đó:
- Quyết định số 33/QĐ-HĐQT để tiếp tục bổ nhiệm Bà Huỳnh Tuân Phương Mai là Tổng giám đốc điều hành là không thay đổi cho đến thời điểm hiện nay. Cho tới thời điểm tổ chức đại hội cổ đông thì Quyết định bổ nhiệm trên đạt được sự đồng thuận của người đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại DTA, người đại diện ở đây là Tổng Giám đốc Vocarimex, bởi vì:
+ Theo Điểm 5 Điều 46 Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về việc ban hành qui chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác qui định "Đối với những vấn đề quan trọng của doanh nghiệp đưa ra thảo luận trong Hội đồng quản trị, đại hội cổ đông thì người đại diện phải xin ý kiến của đại diện chủ sở hữu vốn trước khi họp và biểu quyết".
+ Việc Chủ tịch Hội đồng quản trị của DTA là ông Đoàn Tấn Nghiệp, đồng thời cũng là người đại diện của Vocarimex làm Tờ trình trước đại hội cổ đông về việc phê chuẩn bổ nhiệm Bà Mai làm Tổng giám đốc là thể hiện chủ
trương của Hội đồng quản trị cũng như của Vocarimex là không thay đổi, tức là vẫn chọn Bà Mai làm Tổng giám đốc.
- Việc để đại hội cổ đông tiến hành phê duyệt Hội đồng quản trị bổ nhiệm Tổng giám đốc điều hành cũng là 1 việc làm sai Luật Doanh nghiệp hiện hành:
+ Theo Điểm 1 và 2h Điều 108 của Luật Doanh nghiệp thì "Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông... Hội đồng quản trị có quyền bổ nhiệm, miên nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Tổng giám đốc..." Như vậy việc bổ nhiệm Tổng giám đốc thuộc quyền quyết định của Hội đồng quản trị chứ không phải là đại hội cổ đông.
+ Nếu công ty DTA cho rằng Điều lệ công ty phải tuân thủ Điều lệ mẫu (do Bộ Tài chính) ban hành. Theo Điểm 2e Điều 14 của Bản Điều lệ mẫu do Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định số 15/2007/QĐ-BTC qui định "đại hội cổ đông phê chuẩn viêc Hội đồng quản trị bổ nhiệm Tổng giám đốc điều hành" thì quy định này là hoàn toàn trái Luật Doanh nghiệp và Luật Ban hành văn bản qui phạm pháp luật.
(ii) Vấn đề công khai hóa giao dịch và hợp đồng
Vocarimex không thể tiếp tục đóng vai trò là nhà cung cấp nguyên liệu gần như độc quyền cho DTA vì:
+ Vocarimex không tự sản xuất ra nguyên liệu đầu vào; Vocarimex chỉ đóng vai trò là một đầu mối trung gian, mà đã qua trung gian thì phải mất thêm chi phí và như vậy là làm giảm lợi nhuận của DTA.
+ Công ty cổ phần Dầu Tường An hoàn toàn chủ động việc nhập khẩu trực tiếp mà không phải qua khâu trung gian Vocarimex. Những hoạt động này đã được tiến hành sau khi được cổ phần hoá năm 2004 và tới tháng 6/2007 khi Bà Mai còn giữ vai trò đại diện pháp luật, tuy nhiên khi đại diện
của Vocarimex đóng vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị thì Dầu Tường An phải mua nguyên liệu qua Vocarimex.
+ Việc phải mua nguyên liệu qua Vocarimex mà không được nhập trực tiếp đã tạo lợi nhuận cho Vocarimex và làm xâm phạm đến lợi ích của các cổ đông ngoài nhà nước, như vậy là trái với Luật Doanh nghiệp: Cổ đông lớn không thể chèn ép cổ đông nhỏ để tạo thêm lợi nhuận cho mình một cách không chính đáng.
Như vậy, với quy chế này, Vocarimex luôn biết trước giá chào bán của các đối tác khác trước khi đưa ra giá chào của mình. Quy chế này đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc cơ bản của chào giá cạnh tranh.
Tương tự như vậy, Điều 120 Luật Doanh nghiệp qui định "Hợp đồng giao dịch giữa công ty với cổ đông sở hữu trên 35% tổng số cổ phần phổ thông của công ty thì phải được Hội đồng quản trị chấp thuận. Thành viên có lợi ích liên quan không có quyền biểu quyết". Trong trường hợp của DTA, 3 thành viên Hội đồng quản trị đại diện cho Vocarimex không có quyền biểu quyết các hợp đồng này.