Kiểm soát nội bộ còn hình thức và kém hiệu quả

Một phần của tài liệu document (Trang 105 - 107)

f. Huỷ bỏ niêm yết

3.2.4. Kiểm soát nội bộ còn hình thức và kém hiệu quả

Về hình thức, cơ cấu quản lý nội bộ của các công ty cổ phần ở nước ta là hợp lý và cân bằng. Ban kiểm soát thực hiện vai trò giám sát và kiểm soát nội bộ; trực tiếp giám sát Hội đồng quản trị và giám đốc điều hành. Ban kiểm soát có vai trò và địa vị ngang bằng với Hội đồng quản trị, cùng chịu trách nhiệm trước cổ đông trong thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.

Nhìn chung, vai trò của Ban kiểm soát trong công ty niêm yết được thể hiện rất rõ ràng trong Luật Doanh nghiệp, Quy chế, Điều lệ Mẫu; tuy

nhiên, trong thực tiễn, tại nhiều công ty niêm yết, vai trò của Ban kiểm soát chỉ là "tồn tại trên giấy tờ" mà Ban kiểm soát tại các Công ty FPT, BBT, VIPCO, DTA nói trên là các ví dụ điển hình.

Tóm lại, việc xem nhẹ vai trò giám sát đang làm cho nguy cơ lạm dụng quyền lực trong các doanh nghiệp trở nên rất cao, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có tỷ lệ lớn sở hữu nhà nước. Trên thực tế, việc thành lập Ban kiểm soát tại nhiều doanh nghiệp hiện nay gần như chỉ mang tính thủ tục, hình thức. Tại khu vực kinh tế Nhà nước, Ban kiểm soát do chính Hội đồng quản trị chỉ định (đặc biệt là các Tập đoàn, Tổng công ty), thành viên Ban kiểm soát vừa thiếu năng lực về chuyên môn vừa là nhân viên cấp dưới của thành viên Hội đồng quản trị và của giám đốc công ty. Điều này làm cho Ban kiểm soát do đại hội cổ đông bầu lên để giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị và ban giám đốc mất đi tính độc lập khách quan. Nhiều khi ý kiến của họ cũng không có trọng lượng và nhiệm vụ duy nhất của Ban kiểm soát là xuân thu nhị kỳ hưởng thù lao và viết báo cáo vô thưởng, vô phạt trình Đại hội đồng cổ đông, mặc dù Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã bổ sung nhiều quy định với nội dung tương đối chi tiết và rõ ràng về địa vị pháp lý, cơ cấu, quyền và nhiệm vụ, cách thức hoạt động của Ban giám sát. Mục đích của sự thay đổi đó là nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả của Ban kiểm soát trong kiểm soát nội bộ công ty. Tuy vậy, thực tế cho đến nay có thể nói, kiểm soát nội bộ trong các công ty nói chung và công ty cổ phần nói riêng vẫn còn hình thức và kém hiệu lực. Nguyên nhân cơ bản ở chỗ, thành viên Ban kiểm soát thường do chính các thành viên Hội đồng quản trị chỉ định hoặc đại diện cho quyền lợi của thành viên Hội đồng quản trị. Nhiều công ty Nhà nước sau khi cổ phần hóa và niêm yết, thành viên Ban kiểm soát đều là người lao động trong công ty do đó nhiều khi nhiệm vụ chính của họ không phải là thực hiện giám sát quản lý nội bộ công ty; mà là thực hiện các công việc với vai trò là người lao động trong công ty và mang tính hình thức, thực hiện kiểm soát không thất sự độc lập mà phần nhiều bị chi phối, phụ thuộc vào các thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc điều hành. Với các đặc điểm nói trên, Ban kiểm soát trên thực tế đã không làm được

chức năng, nhiệm vụ như luật định; và trở nên hình thức; thường chỉ là người "đóng dấu" cho Hội đồng quản trị và giám đốc điều hành khi cần thiết.

Theo Vietstock, ngày 10/5/2004:

Công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hoà: Giới đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh đang xôn xao tin đồn Công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hoà (Bibica) bị truy thu thuế với số tiền gần 900 triệu đồng. Phó Tổng giám đốc Phan Văn Thiện xác nhận, cơ quan thuế Đồng Nai đang làm việc với công ty về hoàn tất quyết toán thuế 2001, nhưng chưa thống nhất khoản tiền truy thu. Trong khi đó, Ban kiểm soát Bibica phản ánh lãnh đạo công ty không tạo điều kiện để kiểm soát thực hiện trách nhiệm của mình. Ban giám đốc vừa có quyết định không thanh toán tiền thù lao tháng 4 cho Ban kiểm soát với lí do thành viên chuyên trách của ban không làm việc đủ 50% thời gian qui định. Các thành viên của Ban kiểm soát cũng không được quyền sao chép các số liệu tài chính để phục vụ việc kiểm soát mà chỉ được xem qua. Đến nay Ban kiểm soát vẫn chưa nhận đủ các bản thuyết minh chi tiết của báo cáo tài chính quý I/2004 dù đã làm văn bản yêu cầu được cung cấp từ 20/4/2004. BKS cũng đã yêu cầu thư ký Hội đồng quản trị gửi yêu cầu triệu tập cuộc họp Hội đồng quản trị để trao đổi những việc kể trên, nhưng ban giám đốc công ty không thực hiện. Lý giải về chuyện này, ông Phan Văn Thiện cho rằng, việc ngưng thanh toán thù lao của Ban kiểm soát là thực hiện đúng theo tinh thần nghị quyết đại hội cổ đông 2003. Theo ông, điều lệ công ty không trao cho Ban kiểm soát thẩm quyền triệu tập cuộc họp Hội đồng quản trị mà chỉ có quyền đề nghị tổng giám đốc giải quyết. Nguồn: Vietstock, ngày 10/5/2004

Một phần của tài liệu document (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)