Đảm bảo quyền lợi của cổ đông nói chung, cổ đông thiểu số nói riêng

Một phần của tài liệu document (Trang 103 - 104)

f. Huỷ bỏ niêm yết

3.2.1.Đảm bảo quyền lợi của cổ đông nói chung, cổ đông thiểu số nói riêng

nói riêng

Quyền của cổ đông trên thực tế vẫn chưa được đối xử công bằng. Điều lệ không ít công ty vẫn không áp dụng nguyên tắc "One - share - One - Vote" ("Một cổ phần - Một phiếu bầu"); vẫn có quy định loại bỏ các cổ đông nhỏ không được tham gia dự họp Đại hội đồng cổ đông (ví dụ: quy định tỷ lệ % tối thiểu để cổ đông tham dự Đại hội đồng cổ đông). Trong trường hợp của

Công ty FPT, quyền lợi của cổ đông lớn lại trùng với quyền lợi của Ban điều

hành nên vấn đề này trở nên hóc búa do hai thế lực có thể câu kết với nhau, chống lại các cổ đông nhỏ lẻ. Thật không bình thường khi có cổ đông trả giá FPT 627.000 đồng một cổ phiếu vì chấp nhận không tham gia góp vốn xây dựng FPT ngay từ đầu nhưng họ vẫn không được đối xử như một cổ đông. Sự phân biệt đối xử này cần có sự can thiệp của các qui định pháp lý về Quản trị công ty nghiêm khắc hơn nhằm bảo vệ quyền lợi của các cổ đông thiểu số trong các công ty như tình huống kể trên. Thông lệ quốc tế áp dụng là trong Hội đồng quản trị phải có các thành viên độc lập, gọi là thành viên quản trị không điều hành (non- executive directors). Các công ty lớn như kiểu công ty đại chúng thì nên có những thành viên này để đưa ra các ý kiến độc lập về chiến lược cũng như các bảo vệ cho cổ đông nhỏ và vì quyền lợi cổ đông nói chung. Tuy khái niệm này còn mới mẻ với Việt Nam nhưng phần nào là một giải pháp tương đối hợp lý trong thời buổi hiện nay, khi Việt Nam đang từng bước hội nhập với quốc tế, nhằm tạo lòng tin với công chúng vào thị trường vốn. Đây là cái nhìn mới cho vấn đề bảo vệ cổ đông yếu thế trong các công ty hay chính là một phần về việc thực hiện nguyên tắc quản trị công ty như thế nào cho hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu document (Trang 103 - 104)