Nâng cao vai trò của Hội đồng quản trị phù hợp với địa vị pháp lý và ý nghĩa thực tế của nó trong quản trị công ty

Một phần của tài liệu document (Trang 112 - 114)

f. Huỷ bỏ niêm yết

3.3.2.Nâng cao vai trò của Hội đồng quản trị phù hợp với địa vị pháp lý và ý nghĩa thực tế của nó trong quản trị công ty

pháp lý và ý nghĩa thực tế của nó trong quản trị công ty

Nâng cao nhận thức về ý nghĩa và vai trò của Hội đồng quản trị trong quá trình phát triển của công ty. Các thành viên Hội đồng quản trị hợp lại là "đầu não" điều khiển của công ty [15]; còn những người quản lý là "cánh tay" của công ty. Sự phát triển bền vững và ổn định của công ty phụ thuộc nhiều vào chất lượng của Hội đồng quản trị nói chung và của từng thành viên nói riêng. Nói cách khác, phương thức làm việc chủ yếu của thành viên hội đồng quản trị là nghiên cứu, là tư duy về các vấn đề chiến lược và chủ yếu ở tầm chiến lược chứ không phải điều hành và quyết định các công việc hàng ngày ở công ty. Nhận thức được tầm quan trọng của thành viên Hội đồng quản trị và Hội đồng quản trị là rất có ý nghĩa, điều đó sẽ làm tăng không những quyền uy, mà cả giá trị, uy tín và địa vị xã hội của họ. Đó là yếu tố không thể thiếu được thúc đẩy hình thành đội ngũ quản trị gia chuyên nghiệp, trình độ cao, là nguồn lực không thể thiếu của nền kinh tế hiện đại.

Cơ cấu hội đồng quản trị nên gồm cả những thành viên không điều hành. Nói cách khác, một số thành viên sẽ không trực tiếp giữ các chức vụ điều hành công ty, mà chỉ tập trung chuyên trách vào định hướng chiến lược và giám sát, đảm bảo công ty phát triển đúng theo định hướng chiến lược đó. Các công ty sở hữu nhà nước nên khuyến khích đi đầu trong thực hiện biện pháp cải cách này của Hội đồng quản trị. Cơ chế khuyến khích vật chất, nhất là chế độ tiền lương đối họ, cũng hết sức quan trọng, họ phải được trả lương tương xứng với vai trò, địa vị và công lao của họ. Toàn bộ tiền lương, lợi ích vật chất và chi phí làm việc của Hội đồng quản trị nói chung và của từng thành viên Hội đồng quản trị nói riêng phải được coi là chi phí hợp lệ, được tính vào chi phí kinh doanh của công ty.

Kết quả và hiệu quả hoạt động của cả Hội đồng và từng thành viên hội đồng quản trị là căn cứ không thể thiếu được để xác định mức tiền lương cụ thể và lợi ích khác của họ. Vì vậy, cần sớm nghiên cứu hình thành phương pháp, cách thức và cộng cụ đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động của Hội đồng quản trị. Như vậy, có các phương pháp khoa học, phù hợp với thực tế và dễ áp dụng để đánh giá thành viên và cả hội đồng quản trị cũng sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu lực khung quản trị công ty ở nước ta.

Nâng cao và thống nhất nhận thức về nghĩa vụ các thành viên Hội đồng quản trị và người quản lý. Bên cạnh nghĩa vụ tuân thủ luật pháp, thì nghĩa vụ uỷ thác và nghĩa vụ cẩn trọng và chuyên cần là hai nghĩa vụ cơ bản của thành viên Hội đồng quản trị và những người quản lý khác. Nghĩa vụ uỷ thác có nghĩa là thành viên được cổ đông, chủ sở hữu tin cậy uỷ thác quản lý tải sản của họ; do đó, các thành viên Hội động quản trị phải luôn bảo đảm sự tin cậy đó của các cổ động, trung thành với lợi ích của cổ đông và của công ty. Còn nghĩa vụ cẩn trọng và chuyên cần có nghĩa là thành viên hội đồng quản trị trong thực thi quyền và nhiệm vụ của mình phải luôn phải suy xét, đánh giá và cân nhắc với mức cẩn trọng tối đa mà bất cứ một người bình thường nào khác trong địa vị, hoàn cảnh và trình độ chuyên môn tương ứng đều làm như vậy. Như vậy, mọi quyết định của họ đều phải lý giải được đó là quyết định tốt nhất có thể được trong hoàn cảnh và điều kiện tại thời điểm đó để phục vụ lợi ích của công ty và của cổ đông.

Việc thống nhất nhận thức về bản chất và chuẩn mực đánh giá mức độ tuân thủ các nghĩa vụ nói trên đối với các thành viên hội đồng quản trị là hết sức cần thiết và quan trọng. Bởi vì, nếu không có như vậy, thì có thể xảy ra một hoặc cả hai hệ quả sau đây. Một là, các thành viên hội đồng quản trị và những người quản lý khác có thể quá cẩn trọng quá đến mức không dám đưa ra quyết định, hoặc ra quyết định không kịp thời. Ứng xử loại này xuất phát từ sự cảm nhận về việc không được bảo đảm an toàn pháp lý ngay cả khi họ đã cẩn trọng, và trung thực nhất. Hai là, thành viên hội đồng quản trị sẽ lạm dụng quyền lực và địa

vị được giao dưới nhiều hình thức để chiếm đoạt và thậm chí tước đoạt tài sản của công ty và của các cổ đông, nhằm mục đích tư lợi. Loại ứng xử này xuất phát từ nhận thức là họ có thể thao túng quan toà và các cơ quan thực thi pháp luật, đưa ra lý giải biện hộ có lợi nhất đối với họ; bởi vì, không có quy tắc và chuẩn mực chung được thừa nhận dựa trên tính hợp lý và lẽ thường tình, mà là suy diễn cá nhân trong đánh giá mức độ tuân thủ nghĩa vụ của thành viên hội đồng quản trị. Cả hai tình huống nói trên đều gây tác hại đến phát triển của từng công ty, của cả cộng đồng doanh nghiệp và nền kinh tế nói chung.

Việc nhận thức đầy đủ về bản chất và chuẩn mực của các nghĩa vụ nói trên là một quá trình; nó phụ thuộc vào trình độ phát triển của cả hệ thống pháp lý và nền thương mại quốc gia. Tuy vậy, việc tập hợp xây dựng các tình huống điễn hình về cái đúng, cái chưa đúng, cái hợp lý và chưa hợp lý v.v... của những người quản lý doanh nghiệp, của cơ quan thực thi và bảo vệ pháp luật; cùng nhau phân tích, đánh giá và thống nhất nhận thức về các chuẩn mực đáng có đối với các trường hợp tương tự. Những tình huống điễn hình đó cần được tuyên truyền phổ biện rộng rãi từ các lớp tập huấn ngắn hạn cho đội ngũ những người quản lý, cán bộ công chức nhà nước có liên quan đến các lớp học cho sinh viên chuyên ngành trong các trường đại học v.v...

Một phần của tài liệu document (Trang 112 - 114)