Hoàn thiện chế độ công khai hoá thông tin và mức độ minh bạch trong quản trị công ty

Một phần của tài liệu document (Trang 114 - 116)

f. Huỷ bỏ niêm yết

3.3.3.Hoàn thiện chế độ công khai hoá thông tin và mức độ minh bạch trong quản trị công ty

bạch trong quản trị công ty

Công khai hoá thông tin và minh bach hoá quản trị công ty có ý nghĩa không chỉ đối với phát triển của từng công ty, mà cả nền kinh tế. Tuy vậy, cải thiện chế độ công khai hoá thông tin và minh bạch hoá quản trị công ty đòi hỏi nỗ lực của cả hai phía: doanh nghiệp và cơ quan nhà nước. Về phía nhà nước, luật pháp, chính sách phải được xây dựng một cách rõ ràng, cụ thể, hợp lý và nhất quán; không để hoặc hạn chế đến mức tối đa khả năng các cán bộ, công chức liên quan lạm dụng, sách nhiễu doanh nghiệp để trục lợi. Đối với cán bộ, công chức, ngoài việc cải tiến, nâng cao chất lượng chế độ cộng vụ theo pháp luật, còn cần xây dựng văn hoá và đạo đức công vụ. Công việc này nên tập

trung trước hết vào các lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người đầu tư và doanh nghiệp như lĩnh vực thuế, hải quan, công an và quản lý thị trường, kế toán, kiểm toán, đấu thầu, quản lý đất đai, đầu tư và xây dựng v.v... Đồng thời, bổ sung, sửa đổi các quy định pháp luật trực tiếp liên quan đến chế độ công khai hoá thông tin của doanh nghiệp. Yêu cầu tất cả các công ty cổ phần nói chung, các công ty niêm yết nói riêng, các công ty có ít nhất 50% sở hữu nhà nước phải được kiểm toán; phải công khai báo cáo tài chính đầy đủ trên mạng thông tin của doanh nghiệp và mạng thông tin quốc gia về doanh nghiệp. Ngoài báo cáo tài chính, các công ty nói trên còn phải công khai hoá báo cáo đánh giá về hội đồng quản trị và thành viên hội đồng quản trị, báo cáo của hội đồng quản trị dự đoán về xu thế phát triển của công ty trong 3 năm tiếp theo. Các cơ quan thực thi pháp luật về quản trị công ty như Ủy ban chứng khoán nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, hệ thống cơ quan đăng ký kinh doanh cần phải được tăng cường về năng lực chuyên môn và trang thiết bị, đủ sức thực thi đầy đủ, công bằng các quy định bắt buộc về công khai hoá thông tin và minh bạch hoá quản lý. Đối với các công ty khác, thì khuyến khích và hướng dẫn tự nguyện áp dụng. Về phía doanh nghiệp, mỗi chủ doanh nghiệp và người quản lý cần phải ý thức được về những thay đổi của điều kiện và môi trường kinh doanh. Quá trình phát triển kinh tế -xã hội ở nước ta đã vượt qua thời kỳ của lối kinh doanh "chụp giật", ngắn hạn, đơn lẻ và "ăn may". Lối kinh doanh đó cũng khó có thể đáp ứng được với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; nó không giúp tận dụng được các cơ hội có được từ hội nhập kinh tế, mà trái lại, có thể bị đào thải bởi chính quá trình đó. Vì vậy, công khai hoá và minh bạch hoá quản trị đã trở thành yếu tố nội tại xuất phát từ chính yêu cầu phát triển công ty trong bối cảnh và điều kiện mới. Cùng với thay đổi về nhận thức nói trên, các chủ sở hữu và người quản lý cần có thái độ đấu tranh không khoan nhượng với các hành vi lạm dụng, sách nhiễu của cán bộ, công chức đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp càng công khai, càng minh bạch trong quản lý, thì dư địa và cơ hội để gây phiền hà, sách nhiễu càng thu hẹp.

Bên cạnh các giải pháp nói trên, thì vai trò, năng lực và cách làm việc tích cực của các hiệp hội doanh nghiệp trong việc bảo vệ lợi ích hợp pháp của các thành viên cũng là nhân tố không thể thiếu. Hiệp hội doanh nghiệp rõ ràng cần phải có năng lực, tích cực và sẵn sáng bảo vệ đến cùng đối với các thành viên bị thiệt hại do việc cán bộ, công chức lạm dụng công khai hoá và minh bạch hoá quản trị gây ra.

Một phần của tài liệu document (Trang 114 - 116)