Chƣa kiểm soát đƣợc các giao dịch của công ty với các bên có liên quan

Một phần của tài liệu document (Trang 104 - 105)

f. Huỷ bỏ niêm yết

3.2.3.Chƣa kiểm soát đƣợc các giao dịch của công ty với các bên có liên quan

có liên quan

Cũng như ở hầu khắp các quốc gia và vùng lãnh thổ khác, Luật Doanh nghiệp Việt Nam ngay từ đầu đã không cấm các giao dịch giữa công ty với các bên có liên quan. Điều đó xuất phát từ nhiều lý do khác nhau nhưng suy cho cùng là tránh việc lợi dụng sự sơ hở trong quản trị công ty để trục lợi của những người quản lý (có 2 nhóm giao dịch: giao dịch của người quản lý có khả năng xung đột với lợi ích và cổ đông với công ty và nhóm giao dịch giữa công ty với những người liên quan của cổ đông chi phối có nguy cơ làm hại đến lợi ích của cổ đông thiểu số). Đó là thành viên Hội đồng quản trị, những người quản lý cao cấp và các cổ đông lớn thường là những bạn hàng mà công ty phải giao dịch. Những khách hàng bên ngoài thường không đánh giá được

triển vọng của họ hoặc các công ty này buộc phải cung cấp các bí mật kinh doanh hoặc kế hoạch bí mật để đổi lại niềm tin của bạn hàng. Thông thường, các giao dịch loại này có thể sinh lợi cao hơn cho công ty so với các giao dịch với những bạn hàng có ít thông tin từ bên ngoài.

Luật doanh nghiệp năm 2005 đã quy định khá chi tiết và cụ thể các bên có liên quan của công ty và cả chế độ, cách thức kiểm soát các giao dịch của công ty với các bên có liên quan. Tuy vậy, trên thực tế, kiểm soát các giao dịch của công ty với các bên có liên quan ở nước ta còn hết sức yếu kém, thậm chí có thể nói chưa hiện diện trong chế độ quản trị các công ty ở nước ta. Trước hết, các cổ đông, các thành viên Hội đồng quản trị và những quản lý khác, các cơ quan thực thi pháp luật và xã hội nói chung chưa thực sự ý thức được sự tồn tại và tác hại đối với lợi ích của công ty, của cổ đông và những người khác, nếu giao dịch của công ty với các bên có liên quan bị lạm dụng. Trên thực tế, trong hầu hết các trường hợp, các công ty chưa xác định cụ thể các đối tượng thuộc diện các bên có liên quan của công ty; chưa có cơ chế và cách thức thu thập, tập hợp, lưu trữ và quản lý "hồ sơ" về các bên có liên quan; chưa xác định danh tính cụ thể của từng bên có liên quan của công ty, v.v... Như vậy, có thể nói, yêu cầu công khai hóa và kiểm soát các giao dịch của công ty với các bên có liên quan hầu như chưa thực hiện được. Đây thực sự đang là một lỗ hổng lớn trong khung quản trị công ty hiện nay ở nước ta.

Một phần của tài liệu document (Trang 104 - 105)