THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Một phần của tài liệu document (Trang 102 - 103)

f. Huỷ bỏ niêm yết

3.2.THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Tháng 6/2006, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã xuất bản "Báo cáo đánh giá về tình hình quản trị công ty của Việt Nam" theo đó đã đưa ra những nhận xét tương đối khách quan về tình hình tuân thủ chuẩn mực và nguyên tắc về quản trị công ty (ROSC) của Việt Nam [19]. Mặc dù từ thời điểm tháng 6/2006 đến nay, Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ hơn trong việc nâng cao, tăng cường năng lực quản trị công ty. Tuy nhiên, những tồn tại được nêu trong Báo cáo này vẫn còn nhìn thấy trong thực tiễn vận dụng, áp dụng các nguyên tắc quản trị công ty mà đã được nêu trong quá trình phân tích tại chương 2 của luận văn về khung pháp lý quản trị công ty niêm yết và một số tình huống nghiên cứu cụ thể về các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua.

Bên cạnh những thực trạng thực hiện nói trên, đánh giá một cách tổng quát cho thấy, Luật Doanh nghiệp năm 2005 là một bước tiến lớn tạo ra một thay đổi căn bản trong quá trình hoàn thiện khung quản trị doanh nghiệp ở nước ta, đã quy định khá đầy đủ và cụ thể các nội dung hay yếu tố cấu thành của khung quản trị. Bên cạnh đó các quy định của Luật Chứng khoán năm 2006, Quy chế quản trị công ty niêm yết, Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết đã bổ sung tương đối đầy đủ khung quản trị cho các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán.

Những nội dung cơ bản của khung quản trị công ty nhìn chung đã tuân thủ và phù hợp với các nguyên tắc và thông lệ thông dụng phổ biến. Do đó, khung quản trị hình thành theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật chứng khoán, Điều lệ mẫu và Quyết định 12/2007/QĐ-BTC của Bộ Tài chính có thể là "khuôn mẫu" mà quản trị thực tế, cụ thể của từng công ty phải hướng tới. Tuy nhiên, việc triển khai trên thực tế khung quản trị cụ thể của các công ty nói chung hiện nay ở nước ta phần nhiều còn mang tính tuỳ nghi, chưa thật sự bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông và hệ quả là sự phân hoá sâu sắc các nhóm cổ đông trong công ty làm nguồn cho

các cuộc thâu tóm, sáp nhập có nguy cơ diễn ra trên diện rộng. Điều này do nhiều nguyên nhân mà một trong số những nguyên nhân chính lại nằm trong khung quản trị của các công ty trong việc ngăn ngừa các xung đột lợi ích một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu document (Trang 102 - 103)