Tác động của khí cacbon oxit (CO)

Một phần của tài liệu BÁO cáo ĐTM dự án đầu tư xây DỰNG NHÀ máy sản XUẤT bột cá ướt cần THƠ (Trang 57 - 59)

Lý tính: Khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ hơn không khí, d=0.967. 1.0lít CO nặng 1.254g ở 0oC, hóa lỏng ở -191oC.

Hóa tính: CO cháy với ngọn lửa xanh tạo thành CO2.

Trong điều kiện thường về nhiệt độ và áp suất, CO trơ về mặt hóa học. Ở nhiệt độ cao và tích tụ trong các phòng kín của công trình đang cháy, khí CO trở thành một chất khử mạnh, có thể gây nổ với các chất oxy hóa thậm chí với oxy không khí.

Trong lò đốt nhiên liệu bằng than đá của lò hơi tạo ra nhiều CO2 khi CO2 bốc lên gặp nhiệt độ cao sẽ tạo CO theo phản ứng:

CO2 + C 2CO

Độc tính của CO

- CO ngăn cản sự vận chuyển O2 đến các tế bào, các mô của cơ thể. Tuy nhiên phản ứng thuận dưới đây có thể trở thành nghịch nhiều, nghĩa là CO có thể bị tách khỏi COHb dưới tác dụng của O2 áp suất cao hoặc O2 nguyên chất, giải phóng Hb để làm nhiệm vụ vận chuyển O2 như sau:

COHb + O2 O2Hb + CO

Bảng 3.7: Tác hại của CO trong không khí theo thời hạn tiếp xúc

Nồng độ CO (mg/l) Thời hạn tiếp xúc vào triệu chứng 0.05 Chịu được 1 giờ không tác hại 0.100 Chịu được nữa giờ không tác hại

0.125 Tiếp xúc 10 giờ liền bị choáng váng, rối loạn hô hấp

0.250 Tiếp xúc trong 2 giờ gây nhức đầu, buồn nôn 0.625 Tiếp xúc trong 1 giờ gây nhức đầu nặng, co

giật

2.000 Tiếp xúc trong 2-3 giờ gây 1y chết người 10.000 Chết sau nữa giờ

- Trong không khí sự nhiễm độc CO đối với người tiếp xúc tăng lên khi xảy ra sự cố cháy: nhiệt độ và ẩm độ cao, gió yếu. Và cùng các khí và hơi khác như: CO2, SO2, NO2, HCN, benzen,…

- Nhiễm độc siêu cấp tính: Chỉ cần hít thở vài lần trong bầu không khí có nồng độ CO quá cao cũng đủ gây hôn mê và gục ngã ngay tại chổ. Nếu được cấp cứu kịp thời, nạn nhân có thể qua khỏi nhưng vẫn còn một số triệu chứng nặng trong ít lâu sau như co giật cơ, nhức đầu dai dẳng, chóng mặt…

- Nhiễm độc cấp tính thể nặng: Thiếu O2 trong máu và mô, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, giảm dần khả năng phán đoán, rối loạn động tác, rối loạn hô hấp, mất phản xạ, co giật, hôn mê, liệt hô hấp và chết… nếu được cấp cứu thoát chết, nạn nhân vẫn còn một số triệu chứng nhức đầu, rối loạn tâm thần, nói năng ngọng nghịu, phát âm khó khăn, thị giác bị tổn thương…

Nồng độ cho phép:

- Việt Nam quy định nồng độ tối đa cho phép của CO là: 0.03 mg/l - Theo Mỹ, TLV (ACGIH 1957) của CO: 100 ppm (110mg/m3).

TLV (ACGIH 1969) của CO: 50 ppm. TLV (ACGIH 1998) của CO: 25 ppm.

- Nồng độ cho phép tiếp xúc ngắn hạn với CO của Liên Xô (cũ) là: + Dưới 1 giờ: 50 mg/m3.

+ Dưới nữa giờ: 100 mg/m3. + Dưới 20 phút: 200 mg/m3.

Một phần của tài liệu BÁO cáo ĐTM dự án đầu tư xây DỰNG NHÀ máy sản XUẤT bột cá ướt cần THƠ (Trang 57 - 59)