Phương án xửlý chất thải rắn

Một phần của tài liệu BÁO cáo ĐTM dự án đầu tư xây DỰNG NHÀ máy sản XUẤT bột cá ướt cần THƠ (Trang 92)

b. Rác thải sản xuất

4.3.4Phương án xửlý chất thải rắn

4.3.4.1 Chất thải rắn sinh hoạt

Do tính chất không độc hại nên các chất thải sinh hoạt của Nhà máy có thể chuyển đến bãi rác tập trung đển xử lý. Các công đoạn thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt của Nhà máy như sau :

- Thu gom triệt để rác thải sinh hoạt trong các phân xưởng sản xuất.

- Rác thải sinh hoạt được chứa trong các thùng chuyên dụng và được tập trung tại khu vực riêng biệt.

Công việc vận chuyển rác thải được thực hiện bởi công ty công trình đô thị Cần Thơ.

4.3.4.2 Chất thải rắn sản xuất

a. Rác thải sản suất không nguy hại

Các phế liệu từ bao bì, các phế liệu từ dụng cụ sản xuất (thau, rổ, thùng, nhựa, các găng tay cao su, ủng cao su…) được thu gom hàng ngày và sắp xếp đưa vào kho phế liệu và hàng tháng các nhà thầu phế liệu đến cân, lấy và chuyển đi theo đúng quy định.

b. Rác thải sản suất nguy hại

Đối với xỉ than phát sinh trong quá trình nấu nồi hơi và cặn bùn sinh ra trong quá trình xử lý nước thải được thu gom và vận chuyển đến nơi xử lý bởi các công ty có chức năng như: Công ty TNHH Bảo vệ môi trường Nano,… đồng thời phối hợp với các cơ quan có chức năng để hướng dẫn về công tác quản lý, xử lý.

Để kiểm soát khối lượng và quản lý chất thải nguy hại phát sinh theo đúng quy định Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường, chúng tôi sẽ lập thủ tục đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại trình với các đơn vị có chức năng xem xét và cấp giấy phép chủ nguồn thải chất thải nguy hại.

Như vậy trong quá trình hoạt động nhà máy sản xuất bột cá ướt 100 tấn/24h đã thể hiện sự quan tâm đáng kể về mặt môi trường đối với chất thải rắn phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất. Các chất thải này không đặt ra những vấn đề khó khăn trong việc xử lý chúng mà điều cần thiết là công tác quản lý, thu gom các chất này một cách hiệu quả, nhằm tránh tình trạng gây mất vệ sinh, thẩm mỹ tại khu vực Nhà máy.

4.4 CÁC BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 4.4.1 Phương án phòng chống sét 4.4.1 Phương án phòng chống sét

Để hạn chế rủi ro có thể xảy ra trong trường hợp có sét, chủ đầu tư đã có phương án xây dựng nhà xưởng bằng kết cấu thép tiền chế được trang bị hệ thống thu lôi chống sét, các cột thu lôi sẽ được gắn đều trên toàn bộ nóc nhà và được tiếp đất.

Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ Trang

4.4.2 Phương án phòng cháy chữa cháy

Nhà máy sẽ chấp hành nghiêm quy tắc PCCC, cụ thể:

- Các máy móc thiết bị phải có lý lịch xuất xứ và bảng theo dõi định kỳ các thông số kỹ thuật.

- Lắp đặt hệ thống báo cháy, đèn tín hiệu, các phương tiện và thiết bị chữa cháy (bình cứu hỏa, vòi nước chữa cháy, cát, bao tải…) tại chỗ và xây dựng bể chứa nước dự trữ sử dụng để chữa cháy.

- Có kế hoạch phối hợp với các cơ quan PCCC tại địa phương để được hướng dẫn, huấn luyện cụ thể về các phương án phòng chống cháy nổ.

- Thường xuyên kiểm tra các bể, thùng chứa nguyên liệu, hóa chất, sử dụng các bể chứa đúng tiêu chuẩn ngành để tránh sự cố rò rỉ.

- Chú ý kiểm tra nhiệt độ các máy móc không để nóng quá mức quy định.

- Các loại nguyên liệu, sản phẩm dễ cháy được bảo quản ở nơi thoáng mát, có tường bao che, hàng rào cách ly để ngăn chặn khả năng cháy lan khi có sự cố.

- Phòng chống cháy do dùng điện quá tải

Khi thiết kế đường dây điện phải chọn tiết diện dây phù hợp với dòng điện.

Khi sử dụng không được dùng thêm quá nhiều dụng cụ tiêu thụ điện có công suất lớn hơn khả năng an toàn cho phép.

Những chỗ cách điện bị dập, nhựa cách điện bị biến màu là những nơi dễ phát sinh lửa khi dòng điện bị quá tải cần thay mới.

Khi sử dụng mạng điện và các máy móc thiết bị phải có bộ phận bảo vệ như cầu chì, rơle tự động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.4.3 Phương án đảm bảo an toàn lao động

- Hệ thống thiết bị của dây chuyền sản xuất sẽ được kiểm định an toàn bởi cơ quan chức năng nhà nước khi nhập khẩu và triển khai lắp đặt.

- Công nhân sẽ được trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động như: mặt nạ phòng độc, găng tay, quần áo bảo hộ… Ngoài ra, họ sẽ được hướng dẫn và kiểm tra thường xuyên các biện pháp giữ an toàn trong lao động. Các công nhân điều khiển thiết bị sẽ được đào tạo kỹ về vận hành thiết bị an toàn.

- Có kế hoạch kiểm tra sức khỏe định kỳ cho công nhân.

CHƯƠNG 5

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 5.1 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG

Để thực hiện giảm thiểu ô nhiễm hàng loạt các công trình sau đây sẽ được xây dựng và hoàn thành để đưa vào hoạt động cùng với Nhà máy.

Bảng 5.1: Các công trình xử lý môi trường

TT Nguồn ô nhiễm Công trình xử lý

1 Máy phát điện, giàn lạnh Xây nhà chứa riêng cách âm Ống khói cao

2 Khí thải Lọc bụi bằng túi vải, tháp đệm

3 Nước thải sinh hoạt Bể tự hoại

4 Nước thải sản xuất Hệ thống xử lý nước thải

5 Chất thải sinh hoạt và chất thải sản xuất Lắp đặt các thùng chứa rác chuyên dụng 6 Kho chứa nguyên liệu Xây dựng nhà bao che xung quanh

có gờ chắn.

5.2 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 5.2.1 Chương trình quản lý môi trường 5.2.1 Chương trình quản lý môi trường

Trong chiến lược phát triển của Nhà máy, Công ty TNHH MTV chế biến thức ăn chăn nuôi Tây Nam đặt vấn đề bảo vệ môi trường lên hàng đầu nhằm phát triển bền vững, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình hội nhập thị trường thế giới. Chương trình quản lý môi trường của Công ty sẽ được lồng ghép trong chương trình kế hoạch sản xuất hàng năm.

Vấn đề BVMT trong quá trình thi công xây dựng các công trình của dự án cũng như nhắc nhở công nhân giữ vệ sinh chung như thu gom rác, để rác đúng nơi quy định để đơn vị thu gom rác đến lấy, đồng thời cử nhân viên giám sát thực hiện, kịp thời nhắc nhở công nhân trong quá trình lao động tại công trường.

Trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động ổn định, Công ty TNHH MTV chế biến thức ăn chăn nuôi Tây Nam sẽ tổ chức đội ngũ cán bộ có chuyên môn theo dõi, vận hành, bảo dưỡng công trình xử lý nước thải cũng như tổ chức quan trắc và lập

Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ Trang

báo cáo định kỳ về môi trường theo quy định của cơ quan có chức năng quản lý ngành môi trường.

Để thực hiện tốt công tác quản lý môi trường, chúng tôi sẽ bố trí cán bộ có chuyên môn về môi trường để thực hiện quản lý môi trường trong nhà máy. Với nguồn nhân sự cho việc quản lý Môi trường bao gồm khoảng 2 - 3 người được qua đào tạo về các vấn đề liên quan đến việc bảo vệ môi trường tự nhiên và các vấn đề về sự cố môi trường (phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động,…).

Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn định kỳ 2 năm/lần để nâng cao trình độ cho các cán bộ chuyên trách về bảo vệ Môi trường và đăng ký theo học các lớp bồi dưỡng môi trường mà cơ quan quản lý Nhà nước về Môi Trường yêu cầu.

Thông báo cho các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường khi có những sự cố về môi trường mà Công ty không thể giải quyết được và cần sự giúp đỡ.

5.2.2. Chương trình giám sát môi trường

Giám sát chất lượng môi trường là một mục tiêu quan trọng đối với công tác quản lý môi trường. Giám sát chất lượng môi trường được định nghĩa như một quá trình “quan trắc, đo đạc, ghi nhận, phân tích xử lý và kiểm soát một cách thường xuyên, liên tục các thông số chất lượng môi trường”.

Chương trình giám sát môi trường còn là một công cụ không thể thiếu để những nhà quản lý theo dõi một cách chặt chẽ những diễn biến về chất lượng môi trường và từ đó đưa ra những dự đoán, kế hoạch phù hợp nhằm ngăn chặn hoặc có biện pháp giảm nhẹ mức độ ô nhiễm môi trường.

Việc thực hiện chương trình giám sát sẽ do chủ đầu tư chịu trách nhiệm. Chủ đầu tư có thể ký hợp đồng giám sát với đơn vị có chức năng để thực hiện. Vì vậy, Công ty TNHH MTV chế biến thức ăn chăn nuôi Tây Nam sẽ ký hợp đồng với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường, tổ chức hoạt động giám sát môi trường tuỳ theo loại hình giám sát với tần suất là 2lần/năm hoặc 4 lần/năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công tác giám sát chất lượng môi trường được thực hiện theo Luật Bảo vệ môi trường 2005 với sự hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Cần Thơ, Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ. Chương trình giám sát môi trường với nội dung như sau:

1. Giám sát chất lượng môi trường không khí. 2. Giám sát môi trường nước.

3. Giám sát chất thải rắn. 4. Giám sát khác.

Kết quả giám sát sẽ được gửi lên Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Cần Thơ, phòng môi trường của Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ, theo định kỳ 3 tháng/lần đối với giám sát chất lượng nước thải, giám sát chất lượng không khí và giám sát chất thải rắn, 6 tháng/lần đối với giám sát chất lượng môi trường nước.

Kinh phí được dự trù ở đây được tính theo giá trị hiện tại và có thể thay đổi qua các năm tiếp theo, nhưng giá trị thay đổi không lớn.

5.2.2.1 Giám sát chất lượng môi trường không khí

Thông số giám sát: Nhiệt độ, ẩm độ, tiếng ồn, bụi, NOx, SOx, CO, H2S, NH3. Vị trí giám sát: 2 điểm tại khu vực sản xuất và 1 điểm tại cổng Nhà máy. Tần suất giám sát: theo định kỳ 03 tháng/lần.

Tiêu chuẩn so sánh: TCVN 5939:2005, TCVN 6991: 2001, TCVN 5949:1998 Chi phí thực hiện: ước tính chi phí giám sát chất lượng môi trường không khí trong năm được trình bày trong bảng 5.2

Bảng 5.2: Chi phí phân tích chất lượng môi trường không khí

5.2.2.2 Giám sát chất môi trường nước

a. Giám sát chất lượng nước thải

Thông số giám sát: pH, BOD, COD, SS, Tổng N, Tổng P, Coliform, Dầu mỡ động thực vật.

Vị trí giám sát: 1 mẫu nước thải sau khi xử lý. Tần suất giám sát: theo định kỳ 03 tháng/lần.

Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ Trang

86

TT Chỉ tiêu Đơn giá (đồng) Số lượng suất/nămTần Thành tiền (đồng)

1 Nhiệt độ 20.000 2 4 160.000 2 Độ ẩm 20.000 2 4 160.000 3 Tiếng ồn 50.000 2 4 400.000 4 Bụi 80.000 2 4 640.000 5 NOx 70.000 2 4 560.000 6 SOx 70.000 2 4 560.000 7 CO 120.000 2 4 960.000 8 H2S 70.000 2 4 560.000 9 NH3 70.000 2 4 560.000 Tổng cộng: 4.560.000

Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 11:2008/BTNMT (cột B).

Chi phí thực hiện: ước tính chi phí giám sát chất lượng môi trường nước thải trong năm được trình bày trong bảng 5.3

Bảng 5.3: Chi phí phân tích chất lượng môi trường nước thải

TT Chỉ tiêu Đơn giá (đồng) Số lượng suất/nămTần Thành tiền (đồng)

1 pH 30.000 2 4 240.000 2 BOD 80.000 2 4 640.000 3 COD 80.000 2 4 640.000 4 Chất rắn lơ lửng, SS 60.000 2 4 640.000 5 Tổng nitơ 60.000 2 4 640.000 6 Tổng photpho 60.000 2 4 640.000 7 Coliform 60.000 2 4 640.000 8 Dầu mỡ động thực vật 300.000 2 4 2.400.000 Tổng cộng: 6.480.000

b. Giám sát chất lượng môi trường nước ngầm

Thông số giám sát: pH, độ cứng, chất rắn hoà tan, clorua, sắt, mangan, sunfat (SO42-), coliform

Vị trí giám sát: 1 mẫu nước giếng sau xử lý dùng trong sản xuất Tần suất giám sát: theo định kỳ 06 tháng/lần

Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 09 : 2008/BTNMT

Chi phí thực hiện: ước tính chi phí giám sát chất lượng môi trường nước ngầm trong năm được trình bày trong bảng 5.5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 5.4: Chi phí phân tích chất lượng môi trường nước ngầm

TT Chỉ tiêu Đơn giá (đồng) Số lượng suất/nămTần Thành tiền (đồng)

1 pH 30.000 2 2 120.000

Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ Trang

2 Độ cứng 60.000 2 2 240.000 3 Chất rắn hoà tan 80.000 2 2 320.000 4 Clorua 60.000 2 2 240.000 5 Sắt 60.000 2 2 240.000 6 Mangan 60.000 2 2 240.000 7 Sunfat (SO42-) 60.000 2 2 240.000 8 Coliform 60.000 2 2 240.000 Tổng cộng: 1.880.000 5.2.2.3 Giám sát chất thải rắn

Chất thải rắn trong quá trình hoạt động của Nhà máy là rác thải sinh hoạt và rác thải sản xuất. Thời gian giám sát tối thiểu là 03tháng/lần, giám sát về thành phần và khối lượng của từng loại.

Dự trù kinh phí giám sát: 5.000.000 đồng/4lần/năm

5.2.2.4 Giám sát khác

- Giám sát hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống chống sét - Giám sát vệ sinh, an toàn lao động.

CHƯƠNG 6

THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG

Thực hiện theo quy định tại mục 2 phần III của Thông tư 05/2008/TT- BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 v/v hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường, Công ty TNHH MTV chế biến thức ăn chăn nuôi Tây Nam được xây dựng tại lô 2.20F, Khu CN Trà Nóc II, P.Phước Thới, Q.Ô Môn, TP.Cần Thơ sẽ chấp hành quy định của Nhà nước, lấy ý kiến của Ban quản lý các Khu chế xuất và Công nghiệp Cần Thơ để thông báo về những nội dung cơ bản của dự án, những tác động tiêu cực đối với môi trường của dự án và những biện pháp để giảm thiểu những tác động về môi trường sẽ áp dụng.

Công ty TNHH MTV chế biến thức ăn chăn nuôi Tây Nam cam kết với UBND thành phố Cần Thơ, Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ, Công ty xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Cần Thơ và Chính quyền địa phương nơi dự án hoạt độngthực hiện tốt và đúng các điều khoản trong ý kiến tham vấn khi tiến hành khởi công xây dựng Nhà máy cũng như trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Đơn vị tư vấn: CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ Trang

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

KẾT LUẬN

Dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột cá ướt của Cty TNHH MTV Chế biến thức ăn chăn nuôi Tây Nam sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội, khi Nhà máy đi vào hoạt động sẽ mang lại nhiều hữu ích cho địa phương.

Hoạt động của Nhà máy góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp ngành chế biến thức ăn chăn nuôi tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu thức ăn chăn nuôi trong nước và hướng đến xuất khẩu.

Khi đi vào hoạt động, Nhà máy sản xuất bột cá ướt sẽ phát sinh các nguồn ô nhiễm: khí thải, nước thải và chất thải rắn. Tuy nhiên, các nguồn ô nhiễm trên hoàn toàn có thể đạt TCCP bằng thiết kế khoa học, công nghệ thích hợp và vận hành đúng kỹ thuật. Bên cạnh đó, vấn đề an toàn trong lao động sản xuất và phòng chống cháy nổ cũng được chú trọng.

Nhìn chung, hoạt động của Nhà máy không gây tác động nhiều tới các thành phần môi trường khu vực xung quanh khi công ty chúng tôi thực hiện nghiêm túc các giải pháp giảm thiểu và xử lý các nguồn gây ô nhiễm môi trường.

KIẾN NGHỊ

Đề nghị các cơ quan ban ngành có chức năng xem xét tính tích cực của dự án, tạo điều kiện thuận lợi để dự án: “xây dựng nhà máy sản xuất bột cá ướt” của

Một phần của tài liệu BÁO cáo ĐTM dự án đầu tư xây DỰNG NHÀ máy sản XUẤT bột cá ướt cần THƠ (Trang 92)