Dự báo tải lượng ơ nhiễm khơng khí trong q trình xây dựng

Một phần của tài liệu BÁO cáo ĐTM dự án đầu tư xây DỰNG NHÀ máy sản XUẤT bột cá ướt cần THƠ (Trang 45 - 52)

Khí thải Hệ số tải lượng ơ nhiễm (g/km) Tải lượng ô nhiễm (g/ngày)

Bụi 0.07 0.7 SO2 2.74S* 27.4 NO2 2.25 22.5 CO 45.6 456 VOC 3.86 386 Pb 0.19P* 1.90 (Nguồn: WHO, 1993) Trong đó:

- *S là hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu (0.5%). - P* là hàm lượng chì trong nhiên liệu (0.04%).

Bụi phát sinh từ hoạt động đào đất, san ủi mặt bằng, chuyên chở và bốc dỡ vật liệu xây dựng, xây dựng nhà xưởng, kho bãi và các cơng trình khác. Nồng độ bụi trong khơng khí sẽ gia tăng cục bộ dọc theo các tuyến đường giao thông và trong khu vực nhà xưởng. Bụi chủ yếu là đất, xi măng, cát, đá… thuộc loại bụi nặng, không

phát tán đi xa, dễ sa lắng và gây tác hại chủ yếu cho các đối tượng ở gần khu vực phát sinh ra bụi.

3.1.1.2 Gây ô nhiễm môi trường tiếng ồn

Trong q trình thi cơng đào đất, ép cọc, đắp đất, việc vận hành các phương tiện và thiết bị thi công như cần trục, cần cẩu, mũi khoan, trộn bê tông, xe lu, xe ủi, máy phát điện, máy bơm nước là nguồn gây ồn chủ yếu.

Tại công trường xây dựng, do tập trung các phương tiện vận tải và thi công cơ giới nên tiếng ồn sẽ cao hơn mức bình thường. Ở khoảng cách 15m cách nguồn ồn cơng trình đang hoạt động của bất cứ một loại thiết bị nào có độ ồn trên 90 dBA. Độ ồn này có thể gây nên sự mệt mỏi, giảm thính giác, mất tập trung cho cơng nhân, đó là chưa kể sự cộng hưởng mức ồn do nhiều thiết bị hoạt động đồng thời.

3.1.1.3 Gây ô nhiễm nước

Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước trong giai đoạn này chủ yếu là nước thải sinh hoạt do những hoạt động của công nhân thi công xây dựng trong công trường và nước mưa chảy tràn.

Nước thải sinh hoạt sinh ra trong giai đoạn này lưu lượng không cao nhưng nguồn nước này sẽ trở thành nguy hại gây ảnh hưởng xấu đến nguồn nước mặt xung quanh nếu khơng được xử lý. Về tính chất nước thải sinh hoạt có chứa các thành phần như: vi khuẩn, ký sinh trùng, chất rắn lơ lửng,… sự phân hủy các chất này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng nước rạch Sang Trắng nên cần được thu gom và xử lý đúng theo quy định.

Nước mưa chảy tràn trên mặt đất thường cuốn theo các chất rắn trên mặt đất làm tăng mật độ chất rắn lơ lửng trong nước và có thể bị nhiễm các tạp chất như dầu mỡ, vụn vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, về mặt tính chất đây được xem là nguồn nước thải tương đối sạch, thêm vào đó dự án đang thi cơng vào lúc mùa khơ, lượng mưa rất ít nên ảnh hưởng khơng đáng kể.

3.1.1.4 Ơ nhiễm mơi trường đất

Đất đá dư thừa trong q trình thi cơng chủ yếu từ hoạt động đào đất để gia cố nền trong khu vực dự án.

Chất thải rắn sinh hoạt của cơng nhân xây dựng trong cơng trường gồm có: bao nylon, giấy, hộp cơm, chai nhựa, thực phẩm dư thừa… Lượng rác thải này không nhiều nên khả năng gây tác động của chúng không cao. Tuy nhiên, việc thải bỏ bừa bãi sẽ làm mất mỹ quan của khu vực. Lượng rác này sẽ được thu gom, tập trung và th Cơng ty Cơng trình đơ thị Cần Thơ chở tới bãi rác tập trung.

3.1.1.5 Các ảnh hưởng khác

Những hoạt động từ giai đoạn xây dựng và lắp đặt thiết bị cịn có thể gây ra những ảnh hưởng khác như:

- Xe vận chuyển vật liệu xây dựng ảnh hưởng đến giao thông, rơi vãi đất cát, gây bụi dọc trên các tuyến đường đến cơng trường.

- Q trình thi cơng gây ảnh hưởng đến an tồn lao động cho cơng nhân xây dựng.

- Sinh hoạt của công nhân xây dựng ảnh hưởng đến trật tự xã hội trong khu

vực.

3.1.2 Giai đoạn dự án đi vào hoạt động

Các tác động khi dự án đi vào hoạt động mang tính chất thường xuyên, lâu dài. Các biện pháp giảm thiểu nguồn gây tác động sẽ tập trung vào giai đoạn này. Do đặc trưng của ngành nghề là chế biến bột cá ướt nên nguồn gây tác động chủ yếu trong giai đoạn này là bụi, mùi, lượng nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt và chất thải sản xuất, chất thải sinh hoạt của cơng nhân. Chúng tơi có thể tóm tắt các nguồn phát sinh tác động chính do hoạt động của dự án như sau:

- Khí thải, bụi: từ máy phát điện dự phòng, lò hơi, phương tiện vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm.

- Mùi: ở khâu sấy.

- Tiếng ồn: từ hoạt động của các máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, máy phát điện dự phòng.

- Nước thải:

+ Hoạt động vệ sinh nhà xưởng, máy móc. + Nước thải sinh hoạt của công nhân.

- Chất thải rắn:

+ Chất thải rắn sản xuất: các thùng xốp, bao bì, xỉ than và bùn thải trong quá trình xử lý nước thải .

+ Chất thải rắn sinh hoạt: thực phẩm thừa, bao nylon, giấy, vỏ trái cây, hộp đựng cơm… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các sự cố và rủi ro môi trường.

3.1.2.1 Nguồn gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí

- Bụi: các cơng đoạn hoạt động của nhà máy đi theo dây chuyền cơng nghệ khép kín nên hầu như khơng phát sinh ra bụi trong quá trình sản xuất mà bụi chủ yếu phát sinh từ các phương tiện giao thơng vận chuyển ngun liệu, thành phẩm.

- Khí thải: chủ yếu phát sinh từ các phương tiện giao thơng vận chuyển ngun liệu và thành phẩm, khí thải máy phát điện dự phòng.

3.1.2.2 Nguồn gây ơ nhiễm nước

Trong q trình hoạt động sản xuất, nước thải của nhà máy bao gồm các thành phần sau:

- Nước thải sinh hoạt: do hoạt động sinh hoạt của các công nhân trong nhà máy.

Khi Nhà máy đi vào hoạt động có khoảng 60 lao động trực tiếp do đó ta có thể tính tốn tổng lượng nước thải như sau: Lượng nước thải tính theo đầu người là: 100 – 120 lít/người.ngày. Do cơng nhân làm việc theo ca không ở lại nguyên ngày nên lượng nước thải tính theo đầu người là 60 lít/người/ngày. Vậy tổng lượng nước thải sinh hoạt: 60 lít/người/ngày × 60 người/1000 = 3.6 m3/ngày.

- Nước thải sản xuất: do đặc trưng của quá trình sản xuất chế biến bột cá ướt nên lượng nước thải của Nhà máy chủ yếu là nước sử dụng cho khâu vệ sinh các thiết bị, phân xưởng, rửa sàn, ta ước tính tổng lượng nước thải sản xuất là: 20m3/ngày.đêm

Tuy nhiên, loại nước thải này có đặc điểm chung là hàm lượng BOD cao kèm theo các cặn bã chất hữu cơ là nguồn gây ơ nhiễm mơi trường rất lớn. Q trình phân hủy các chất hữu cơ này trong nước thải sẽ làm cho nguồn tiếp nhận bị ô nhiễm hữu cơ, nước sẽ có màu và bốc mùi khó chịu.

Do vậy, khả năng môi trường thủy sinh vật tại khu vực này sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

- Nước mưa: Nước mưa chảy tràn trong khu vực dự án có thể kéo theo một số chất bẩn, bụi. Về nguyên tắc, nước mưa được coi là nước thải có tính chất ơ nhiễm chất bẩn, bụi. Về nguyên tắc, nước mưa được coi là nước thải có tính chất ơ nhiễm nhẹ, hơn nữa khối lượng nước mưa lại lớn nên không thể tập trung lượng nước này về hệ thống xử lý được, cho nên không cần phải xử lý mà chỉ cần xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng, sau khi qua hệ thống song chắn rác để giữ lại rác có kích thước lớn.

3.1.2.3 Chất thải rắn

Nhà máy chế biến bột cá ướt, chất thải sinh ra trong quá trình bao gồm các loại sau:

- Rác thải sinh hoạt: gồm có rác thải sinh hoạt của cơng nhân nhà máy và rác từ q trình nấu ăn cho cơng nhân với thành phần chủ yếu là thực phẩm thừa, bao nylon, giấy, thuỷ tinh, chai nhựa… Đây là các chất hữu cơ có độ ẩm tương đối cao dễ phân huỷ gây mùi hơi nếu khơng có biện pháp thu gom và xử lý tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân lao động đồng thời nước rỉ rác sẽ gây tác động đến môi trường nước và khơng khí ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt cũng như nước sản xuất của nhà máy và khu vực. Với số lượng công nhân là 60 người, lượng rác thải sinh hoạt của nhà máy là: 60 người x 0.3kg/người/ngày = 18 kg/ngày.

- Rác thải sản xuất:

+ Chất thải khơng nguy hại gồm có một số đồ dùng và dụng cụ bị hư trong quá trình sản xuất như bao bì, đồ dùng và thùng chứa bị vỡ…

+ Chất thải nguy hại: bóng đèn bị hư, xỉ than và bùn thải trong quá trình xử lý nước thải.

Chất thải rắn sản xuất rất đa dạng về số lượng và đặc tính. Lượng rác thải dự kiến sinh ra là khoảng 20 kg/ngày. Việc quản lý và tận dụng tối đa các nguyên liệu trong q trình chế biến nhằm tiết kiệm chi phí và hạn chế đưa chất thải ra ngồi.

Là nhà máy chế biến sản xuất bột cá ướt thì mùi tanh của cá rất đặc trưng. Mùi phát sinh nhiều nhất là từ công đoạn đầu tiên nhập nguyên liệu, phân tách mỡ từ phụ phẩm và công đoạn nấu, sấy bột cá. Ở các cơng đoạn sau thì ít hơn.

Mức ảnh hưởng của mùi phụ thuộc vào độ nhạy cảm của mỗi người, gây cảm giác rất khó chịu, tâm trạng bực bội, nặng hơn có thể gây buồn nơn, ngất xỉu.

3.1.2.5 Tiếng ồn và độ rung

Nguồn phát sinh tiếng ồn và độ rung phát sinh từ các thiết bị máy nghiền, máy phát điện dự phòng và các phương tiện vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm.

3.1.2.6 Sự cố cháy nổ

Trong quá trình dự án đi vào hoạt động thì có nhiều các máy móc thiết bị chạy bằng điện có thể bị chập điện, gây ra cháy nổ, dầu cho máy phát điện dự phịng và bao bì dễ bắt lửa. Bản chất các q trình có khả năng gây cháy nổ có thể được chia ra thành 3 nhóm chính:

- Nhóm 1: Lửa cháy do những vật liệu dễ cháy bị bắt lửa như bao bì, thùng giấy carton, rác văn phịng, các vật liệu đốt...

- Nhóm 2: Lửa cháy do các thiết bị điện

- Nhóm 3: Nổ, cháy do sự tích tụ bụi (đặc biệt là các kho chứa có mức độ nguy hiểm cao)

Các nguyên nhân dẫn đến cháy, nổ có thể do:

- Vận chuyển các chất dễ cháy như dầu qua những nơi có nguồn phát sinh nhiệt hay qua gần những tia lửa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khơng cẩn thận trong q trình làm việc và sinh hoạt hàng ngày như: vứt tàn thuốc hay những nguồn lửa khác vào khu vực chứa bao bì,...

- Trữ các loại hóa chất, phụ gia, nhiên liệu khơng đúng qui định.

- Sự cố về các thiết bị điện - dây điện, động cơ, ... bị quá tải trong quá trình vận hành, phát sinh nhiệt và dẫn đến cháy.

Nếu thiếu những biện pháp an toàn trong khi hoạt động do xăng dầu bay hơi, rò rỉ, chảy tràn, việc vận hành các máy móc thì việc cháy nổ rất dễ xảy ra. Nguyên nhân gây cháy nổ có thể xuất phát từ những hoạt động thường ngày, từ sự bất cẩn của người lao động như: đánh rơi vật liệu bằng thép gây tia lửa điện, hút thuốc trong khu vực cấm, tia lửa điện từ động cơ, do các sự cố chập điện…

Do vậy, chúng tôi sẽ chú ý đến các cơng tác phịng cháy chữa cháy để đảm bảo an toàn trong lao động sản xuất và hạn chế những mất mát, tổn thất có thể xảy ra.

3.1.2.7 Những rủi ro về sự cố môi trường

- Tai nạn nghề nghiệp trong xây dựng và sản xuất. - Rò rỉ nhiên liệu.

- Sự cố chập điện, cháy nổ.

Các sự cố nêu trên nếu xảy ra sẽ gây hậu quả lớn về tính mạng, tài sản. Do đó, Nhà máy ln thực hiện tốt các quy định, quy tắc an toàn nhằm hạn chế đến mức triệt tiêu các nguy cơ nêu trên.

3.2 ĐỐI TƯỢNG, QUY MÔ BỊ TÁC ĐỘNG BỞI DỰ ÁN

Khi tiến hành triển khai thực hiện dự án sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội trong khu vực vùng dự án và cả những vùng lân cận. Bên cạnh các tác động tiêu cực lên môi trường tự nhiên, dự án sẽ mang lại lợi ích rất lớn về mặt phát triển nền kinh tế nuôi trồng thủy sản ở địa phương và các tỉnh trong khu vực.

Các đối tượng bị tác động:

3.2.1 Mơi trường khơng khí

Trong giai đoạn xây dựng mơi trường khơng khí chịu sự tác động của dự án chủ yếu là do bụi, tiếng ồn, SO2, NO2, CO… phát tán từ hoạt động xây dựng, hoạt động của các máy móc dùng trong xây dựng, quá trình vận chuyển nguyên vật liệu.

- Trong quá trình hoạt động của dự án máy mơi trường khơng khí chịu ảnh hưởng bởi các khí thải, bụi, mùi, tiếng ồn từ các phương tiện giao thơng, máy móc thiết bị trong nhà máy, khâu sấy trong quá trình sản xuất, lò hơi, máy phát điện dự phòng... Các chất ô nhiễm trước tiên là ảnh hưởng đến mơi trường khơng khí ngay trong khu vực dự án và rộng hơn là có thể ảnh hưởng đến chất lượng mơi trường khơng khí xung quanh do sự phát tán các chất ơ nhiễm trong khơng khí.

3.2.2 Mơi trường nước

Môi trường nước bị tác động chủ yếu trong giai đoạn hoạt động của dự án. Nguồn nước mặt tại khu vực sẽ chịu tác động mạnh mẽ từ hoạt động của dự án nếu như khơng có các biện pháp giảm thiểu tác động thích hợp được thực hiện. Tuy nhiên dự án sẽ xây dựng các cơng trình xử lý nước thải đạt TCVN hiện hành sẽ được trình bày trong chương 4 nên việc ảnh hưởng tới môi trường nước tại khu vực là không đáng kể.

3.2.3 Môi trường đất

Trong giai đoạn xây dựng môi trường đất chịu tác động bởi các yếu tố như: rác thải xây dựng, dầu mỡ thải, rác thải sinh hoạt của công nhân trong trường hợp khu vực thi công xây dựng không có biện pháp quản lý rác thải thích hợp. Ngoài ra, trong giai đoạn này hoạt động của các máy móc thi công có thể làm thay đổi kết cấu đất, ảnh hưởng đến các loài sinh vật sống trong đất.

Trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động môi trường đất cũng sẽ chịu ảnh hưởng của các loại rác thải sinh hoạt và rác sản xuất (chủ yếu là giẻ lau dầu mỡ, nhớt thải của các phương tiện vận chuyển) nếu các loại rác này không được thu gom và xử lý mà thải bừa bãi sẽ gây ảnh hưởng tới môi trường đất.

3.2.4 Mơi trường kinh tế, văn hóa, xã hội 3.2.4.1 Giao thơng vận tải

Hoạt động của dự án trực tiếp góp phần gia tăng mật độ giao thông thủy, bộ và các phương tiện vận tải trong khu vực nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất, hoạt động này nhất định tác động tiêu cực đến hệ thống giao thông trong khu vực của dự án.

Làm ảnh hưởng đến giao thông trong khu vực, tiếng ồn ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân, tuy nhiên dự án nằm trong KCN nên ảnh hưởng này không đáng kể.

3.2.4.2 Sức khỏe của công nhân và bệnh nghề nghiệp

Các yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường làm việc và sức khỏe của công nhân như: tiếng ồn, bụi, mùi…

Nồng độ các chất dinh dưỡng và q trình phân hủy chất ơ nhiễm sẽ tác động đến hệ sinh thái, sức khỏe con người thơng qua q trình tích lũy sinh học theo xích thức ăn và phú dưỡng.

Nguồn nước sinh hoạt của người dân có thể bị ô nhiễm do sử dụng hóa chất độc hại, hàm lượng dinh dưỡng cao, mầm bệnh, tảo độc có trong nước có thể gây nên những ảnh hưởng xấu tới các hệ sinh thái và sức khỏe con người.

Quy mô tác động và mức độ tác động được trình bày trong phần tiếp theo. 3.3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

Các tác nhân ơ nhiễm có thể tác động đến cơng nhân trong nhà máy. Mức độ

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu BÁO cáo ĐTM dự án đầu tư xây DỰNG NHÀ máy sản XUẤT bột cá ướt cần THƠ (Trang 45 - 52)