Nướcthải sản xuất

Một phần của tài liệu BÁO cáo ĐTM dự án đầu tư xây DỰNG NHÀ máy sản XUẤT bột cá ướt cần THƠ (Trang 61 - 64)

Nước thải sản xuất của nhà máy chủ yếu sinh ra từ việc rửa các phương tiện vận chuyển, máy móc, thiết bị sản xuất, phân xưởng và rửa sàn.

Nguồn nước thải này nói chung thường có lưu lượng không ổn đinh và không thường xuyên, chủ yếu là các thành phần hữu cơ, dầu cặn, khi các chất hữu cơ phân hủy cũng tạo ra các sản phẩm mùi rất khó chịu gây ô nhiễm về mặt cảnh quan, ảnh

hưởng đến chất lượng sản phẩm cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của người công nhân làm việc trong nhà máy.

Theo số liệu tham khảo của chúng tôi về nồng độ các chất ô nhiễm của một số nhà máy sản suất phụ phẩm tương tự cho số liệu như sau:

Bảng 3.8 Kết quả phân tích các chỉ tiêu nước thải chưa qua xử lý

STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả

QCVN 11:2008 (loại A)(*) 01 pH - 7,6 6-9 02 SS mg/l 560 66 03 COD mg/l 1280 66 04 BOD5 mg/l 820 39,6 05 Tổng P mg/l 16 5,28 06 Tổng N mg/l 112 39,6 07 Dầu mỡ mg/l 154 13,2 08 N- NH3 mg/l 75 13,2 09 Coliforms MPN/100ml 6,7*105 3.960

(Nguồn: Nhà máy chế biến phụ phẩm HOCNERO Cần Thơ) Ghi chú:

(*) Tính theo Cmax = C x Kq x Kf

Kq = 1,1 ứng với lưu lượng nguồn tiếp nhận, Q > 200m3/s;

Kf = 1,2 ứng với lưu lượng nguồn thải, F<50m3/ngày.đêm.

Các chỉ tiêu của nước thải sản xuất có nồng độ cao hơn rất nhiều lần so với quy định nên phải có phương án xây dựng hệ thống xử lý nước thải đảm bảo nước thải thải ra đạt tiêu chuẩn quy định.

Nước thải của nhà máy chứa các thành phần hữu cơ có nguồn gốc động vật chủ yếu là các hợp chất prôtêin và acid béo. Các hợp chất hữu cơ có trong nước thải phân hủy gây mùi hôi thối của mecraptans, NH3, H2S là sản phẩm phân hủy kỵ khí không hoàn toàn của các hợp chất prôtêin. Có mùi rất khó chịu gây ô nhiễm về mặt cảnh quan, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của người công nhân làm việc trong nhà máy.

Ngoài ra, trong nước thải còn chứa vi khuẩn dạng Coli, vi sinh vật gây bệnh khác và một ít dư lượng Chlorine còn sót lại trong quá trình vệ sinh xưởng, thiết bị.

Về tính chất loại nước thải này không mang tính độc hại cao; tuy nhiên nếu không được xử lý tốt cũng sẽ gây ra những tác động không nhỏ.

- Tác động của các chất hữu cơ

Nguồn gây ô nhiễm chủ yếu trong nước thải là carbohydrate. Với nhiệt độ môi trường nhiệt đới các chất hữu cơ trong nước thải dễ bị phân hủy sinh học, làm giảm oxy của nguồn nước do các vi sinh vật phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước thải, làm cho nguồn nước có màu sẫm, pH thấp. Nếu lượng nước này không qua xử lý mà thải ra nguồn tiếp nhận sẽ gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái nước. Với hàm lượng các chất hữu cơ cao, nguồn nước sẽ mất khả năng tự làm sạch, nồng độ oxy trong nước không phục hồi. Khi lượng oxy trong nước giảm trong thời gian dài sẽ làm chết hàng loạt các chủng loại thủy sinh vật trong nguồn tiếp nhận, hệ sinh thái nước bị phá hủy khó có thể phục hồi lại được.

- Tác động của dầu mỡ

Khi hàm lượng dầu trong nước cao hơn 0.2mg/l, nước có mùi hôi không dùng để ăn uống được. Ô nhiễm dầu dẫn đến giảm khả năng tự làm sạch của nước, giết chết các vi sinh vật phiêu sinh và sinh vật đáy, làm cạn kiệt nguồn oxy trong nước, giảm nguồn cá,… gây tổn thất lớn cho ngành cấp nước và nuôi trồng thủy sản. Chất ô nhiễm này có mặt khá nhiều trong nguồn thải của Nhà máy.

- Tác động của chất rắn lơ lửng

Làm tăng độ đục của nước, gây bồi lắng dòng sông, các chất lơ lửng có trong nước thải làm ảnh hưởng tới quá trình tái tạo oxy hòa tan, ngăn cản ánh sáng chiếu xuống nước, gây ảnh hưởng xấu đến hệ thủy sinh. Mức độ ô nhiễm của hàm lượng các chất lơ lửng có trong nguồn nước tự nhiên của lưu vực khoảng là 80-700mg/l, khi cộng dồn hàm lượng SS có khả năng vượt 1.000mg/l.

- Tác động của các chất dinh dưỡng

Làm tăng mức độ phú dưỡng nguồn nước do các hợp chất có chứa nitơ và photpho có trong nước thải. Khi quá trình phú dưỡng xảy ra sẽ làm giảm hiện tượng oxy hòa tan trong nước DO = 0 mg/l sẽ gây hiện tượng phân hủy yếm khí các hợp chất hữu cơ và sinh ra một số sản phẩm độc hại như: H2S, methyl mecaptan,…tạo ra các chất có mùi hôi và nước có màu đen.

Nitơ tồn tại trong nước thải ở các dạng như: Ammonia (NH3), Ammonium (NH4+), Nitrate (NO3-), Nitơ hữu cơ,…photpho trong nước thải thường ở dạng Polyphotphat (P2O7), photpho hữu cơ,… Nitơ và photpho là hai chất dinh dưỡng quan trọng cho sinh vật trong đất và nước, tuy nhiên cũng có thể gây hiện tượng phú dưỡng hóa nếu nồng độ photpho trên 0.01mg/l và nitơ trên 1mg/l.

Nước thải có hàm lượng nitơ và photpho là 420mg/l và 55.8mg/l khi xả vào môi trường mà không qua giai đoạn xử lý thích hợp sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa, tức là thừa chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến hiện tượng phát triển bất thường của các loại rong tảo. Thêm vào đó một phần đáng kể oxy sẽ bị sử dụng cho quá trình oxy hóa

nitơ, do đó khi hiện tượng phú dưỡng hóa xảy ra mà lượng nước thải vẫn tiếp tục xả ra nguồn tiếp nhận thì lượng oxy trong nước sẽ giảm xuống DO= 0mg/l làm chết các sinh vật nước và các vi sinh vật hiếu khí và tạo môi trường kỵ khí tại nguồn tiếp nhận, tiếp theo là quá trình phân hủy kỵ khí xảy ra gây mùi hôi thối, các sản phẩm của quá trình phân hủy kỵ khí gây độc cho nguồn tiếp nhận, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và ảnh hưởng đến cảnh quan xung quanh.

c. Nước mưa

Nước mưa thu gom trên toàn bộ diện tích Nhà máy, nước mưa rơi trên mái nhà, nhà kho, hoặc những nơi có mặt bằng tương đối sạch làm cuốn trôi một phần đất, cát, nước sẽ bị nhiễm các tạp chất như dầu mỡ, các chất cặn bả… loại nước này được xem là nước sạch, có thể xả trực tiếp ra kênh rạch hoặc vào hệ thống thoát nước chung của khu công nghiệp sau khi qua song chắn rác để giữ lại rác có kích thước lớn mà không đòi hỏi phải xử lý.

3.3.2.3 Chất thải rắn

Một phần của tài liệu BÁO cáo ĐTM dự án đầu tư xây DỰNG NHÀ máy sản XUẤT bột cá ướt cần THƠ (Trang 61 - 64)